Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2008

ngho nghing vui nhon hay lam do xem di

12B4

HIHI ! 12B4 ! Lê Văn Lưu (Phùng khắc lưu) đây (Nhớ mở đoạn phim ra coi nha lưu lam đó)
(nick:lvl12b4uit hoặc levanluuuit_com)
( mail: lvl12b4uit@yahoo.com )


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2008

Anbe Anhxtanh - Người làm nên cuộc cách mạng thế giới vật lý


Anbe Anhxtanh là nhà khoa học số 1 của thế kỷ 20. Thuyết tương đối của ông được đánh giá là “một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại”. Bằng học thuyết của mình, Anhxtanh đã làm thay đổi sâu sắc sự hiểu biết của nhân loại về thế giới vật lý.Đúng 11h30 phút ngày 14 tháng 3 năm 1879, Anbe Anhxtanh ra đời tại thị trấn Um nước Đức trong một gia đình Do Thái. Cậu bé Anhxtanh có cái đầu rất to, xương đầu lại còn dô ra nữa. Thuở bé mẹ cậu rất lo sợ cậu bị ... thiểu năng trí não bởi vì đến 4-5 tuổi cậu vẫn chưa biết nói. Ông bố đã mời nhiều bác sỹ đến khám, họ kết luận là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Thuở thiếu thời, Anhxtanh rất lặng lẽ, thường đơn độc đắm mình triền miên trong mơ ước hoặc suy tư, trò chơi mà cậu ưa thích là dùng các mẩu gỗ hoặc mẩu giấy chắp thành các hình phức tạp. Khi đi học, Anhxtanh rất ưa thích các môn tự nhiên và triết học. Ông chú ruột của cậu là Jacôp tặng cho cậu cuốn sách “Hình học thần thánh” của ơclit, cậu lập tức đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Tính cách của cậu bé Anhxtanh rất khác thường, với những vấn đề thắc mắc không những cậu buộc mình phải làm sáng tỏ nó là gì mà còn đào sâu tìm hiểu thêm vì sao lại như thế. ở trên lớp, thầy giáo thường không nhẫn nại chờ được mà phải gõ thước vào bảng thôi thúc Anhxtanh trả lời câu hỏi nhanh lên vì cậu luôn suy nghĩ chu đáo rồi mới chịu trả lời. Khi thầy không hỏi, bỗng nhiên Anhxtanh hỏi lại những điều “kỳ quái” mà cậu đã từng suy nghĩ rất sâu. Thầy giáo thường bị đỏ mặt vì không trả lời được. Các thầy giáo không thích tính cách Anhxtanh, cậu không chịu học những môn học thuộc lòng, thành tích học tập của cậu thường đứng cuối lớp. Tháng 10 năm 1896 Anhxtanh 17 tuổi, cậu đã thi đỗ vào trường Đại học liên bang Zurich (Thuỵ Sỹ), đó là một trường ĐH nổi tiếng ở Trung Âu. Ở ĐH Zurich, Anhxtanh rất say mê làm việc trong phòng thí nghiệm và phớt lờ những giờ lên lớp. Hồi đó máy quang điện rất quý, ắc-quy cũng hiếm nhưng trong phòng thí nghiệm của trường ĐH lại có rất nhiều máy đo điện, sinh viên có thể tự do đến làm thí nghiệm. Anhxtanh vùi đầu vào nghiên cứu, cậu say mê nghiên cứu về vấn đề bụi vũ trụ mà theo cậu là một mệnh đề quan trọng của vật lý lý thuyết, cũng là một “con hổ” đang cản đường tiến lên của ngành vật lý. Sau nhiều đêm trăn trở, Anhxtanh đem bản thảo của mình đến gặp giáo sư Uây-pơ - một giáo sư trong trường ĐH Zurich. Giáo sư nhận bản thảo một cách hờ hững, vốn trong lòng ông không ưa cậu sinh viên hay bỏ học này, nên khi lật xem vài trang bản thảo, thấy suy nghĩ của Anhxtanh xa rời thực tế, giáo sư Uây-pơ trả bản thảo cho cậu và nói: “Anhxtanh, cậu rất thông minh nhưng nhược điểm là không muốn học ai cả”. Nói rồi giáo sư bỏ đi. Mùa thu năm 1900, Anhxtanh tốt nghiệp ĐH. Đây là thời kỳ long đong nhất của ông bởi ông lâm vào cảnh thất nghiệp. Ông từng khao khát được giữ lại trường làm trợ giáo nhưng muốn thế cần phải có các giáo sư giới thiệu mà chẳng vị giáo sư nào chịu giới thiệu một sinh viên người Do Thái không chịu thuần phục và hay có những suy nghĩ lạ hoắc này, hơn nữa thành tích tốt nghiệp của Anhxtanh cũng không thuộc loại xuất sắc. Vì kế sinh nhai, Anhxtanh phải bôn ba khắp nơi tìm kiếm việc làm. Vào tháng 6 năm 1902 Anhxtanh đã xin được một công việc ổn định là làm giám định kỹ thuật ở Cục bản quyền Becnơ (Thụy Sỹ) với mức lương 3500 frăng Thụy Sỹ một năm. Không phải lo lắng về cái ăn cái mặc nữa, từ đây ông có thể yên tâm nghiên cứu những vấn đề vật lý mà ông yêu thích. Năm 1903, Anhxtanh kết hôn với Mivela là bạn học cũ, năm sau họ sinh một con trai. Năm 1905, kỳ tích và vinh quang đã đến với ông. Năm đó Anhxtanh 26 tuổi, ông dồn thời gian rỗi để viết bốn luận văn vĩ đại hoàn thành việc chuẩn bị lý luận cho cụoc cách mạng vật lý thế kỷ 20. Anhxtanh hoàn thành luận văn “Phương pháp xác định mới về độ lớn của phân tử”, ông trích phần “Nghiên cứu sự khuếch tán và nội ma sát của các chất trung tính trong dung dịch loãng để xác định độ lớn thực tế của nguyên tử” gửi cho ĐH công nghiệp liên bang Zurich. Trong bốn luận văn thì luận văn này mỏng hơn cả. Luận văn thứ hai bàn về “Thuyết quang lượng tử”. Trước kia khi nghiên cứu “Hiệu ứng quang điện”, Niutơn cho rằng ánh sáng là do các hạt cấu thành, trong lịch sử khoa học gọi đó là “thuyết hạt ánh sáng”. Đến đầu thế kỷ 19 các nhà khoa học lại cho rằng ánh sáng không phải do các hạt cấu thành mà là một lọai sóng dao động. Về sau lý thuyết điện-từ của Macxoen tiến thêm một bước đã chứng minh tính dao động sóng của ánh sáng. Học thuyết này có tên là “Động học sóng của ánh sáng”. Lúc ấy Anhxtanh đã từ một góc độ mới mẻ bàn về sự bức xạ và năng lượng của ánh sáng. Anhxtanh cho rằng ánh sáng là do những hạt rời rạc (lượng tử) cấu thành. Kết luận này ngay Anhxtanh cũng cảm thấy “rất cách mạng”. 16 năm sau nhờ luận văn này Anhxtanh giành được giải Nôben vật lý. Luận văn thứ ba nghiên cứu về “Chuyển động Brao”. Ngược lại thời gian, vào năm 1827 hôm đó nhà thực vật học Brao người Anh làm thí nghiệm rắc phấn hoa vào nước, sau đó dùng kính hiển vi quan sát. Brao phát hiện một hiện tượng rất lạ: phấn hoa chuyển động không ngừng giống như vô số các sinh linh li ti đang nhảy múa. Chuyển động kỳ lạ này được gọi là “chuyển động Brao”. Mấy chục năm sau để giải thích hiện tượng này các nhà khoa học đã mất nhiều công sức nhưng chưa lý giải được thấu đáo. Anhxtanh bằng nhãn quan độc đáo của mình đã nắm ngay được bản chất của vấn đề: Đó chính là các phân tử nước vô cùng nhỏ bé đang nhảy múa. Hồi đó rất nhiều người còn chưa tin vào sự tồn tại của phân từ và nguyên tử thì Anhxtanh ngược lại đã đi sâu nghiên cứu chuyển động của phân tử. Ông cho rằng phân tử nước rất nhỏ, dùng kính hiển vi không thấy được nhưng phân tử nước vận động không ngừng. Do sự va chạm với các phân tử nước mà phấn hoa có chuyển động Brao không quy tắc. Anhxtanh còn dùng phương pháp tóan học tính được độ lớn của phân tử và hằng số Avôgađrô - số lượng phân tử trong một chất khí bất kỳ ở trạng thái tiêu chuẩn. Như vậy Anhxtanh đã có những căn cứ hết sức thuyết phục để chứng minh sự tồn tại của phân tử. Ba năm sau nhà vật lý người Pháp là Faylan đã chứng minh được định luật của Anhxtanh về chuyển động Brao.Luận văn thứ tư được công bố trên Tạp chí Vật lý học là “Bàn về điện động lực học của các vật thể động”, đó là luận văn đầu tiên về thuyết tương đối. Với luận văn dày 30 trang này Anhxtanh đã làm nên thay đổi về bản chất quan niệm về thời gian và không gian. Trước thế kỷ 20 Niutơn là chúa tể của vương quốc vật lý, cơ học Niutơn được xây dựng trên cơ sở thời gian tuyệt đối và không gian tuyệt đối. Niutơn cho rằng trong bất kỳ điều kiện nào độ dài thời gian đo được luôn luôn như nhau, không thể có kết quả thứ hai. Niutơn cho rằng thời gian và không gian là tuyệt đối, không liên quan đến bất kỳ sự vật nào ở thế giới bên ngoài, vậy làm sao biết được sự tồn tại của nó? Lấy ví dụ nếu thời gian phát tiếng của một máy ghi âm trên mặt đất đo được là một giờ thì thời gian phát tiếng của máy ghi âm đó trên mặt trăng đo được cũng là 1 giờ, đó là theo nguyên lý thời gian tuyệt đối của Niutơn. Nhưng Anhxtanh cho rằng một người ở mặt đất mà đo thời gian phát xong cuốn băng đó trên mặt trăng thì kết quả không phải là 1 giờ mà có thể hơn hoặc kém một giờ. Như vậy thời gian là tương đối, tức là độ dài thời gian đo được trong những điều kiện khác nhau là khác nhau. Đến những năm 30 từ các thí nghiệm kích phát nguyên tử hyđrô người ta đã chứng minh được thời gian bị kéo dài. Về không gian cũng tương tự, độ dài theo phương chuyển động của cái thước chuyển động với tốc độ nhanh cũng bị rút ngắn lại so với cái thước ở trạng thái nằm yên. Đó là thuyết tương đối hẹp. Luận văn về thuyết tương đối hẹp này của Anhxtanh đã nhanh chóng thu hút sự hứng thú mạnh mẽ của một bộ phận các nhà khoa học có kiến thức cao trong giới vật lý. Qua luận văn này họ nhận được những thông tin mới mẻ về cuộc cách mạng trong vật lý. Tuy nổi tiếng vậy nhưng cuộc sống của Anhxtanh vẫn chẳng có gì thay đổi: Hàng ngày 9 giờ ông đến cơ quan làm những việc sự vụ. Sau giờ làm việc ông đến làm thuê cho xưởng làm dấm. Nhiều học giả nổi tiếng đinh ninh Anhxtanh phải là một giáo sư, họ tìm gặp ông và rất ngạc nhiên khi thấy ông chỉ là một viên chức quèn, đầu tóc rối bù, áo sơ mi nhăn nhúm. Vị giáo sư nổi tiếng Plăng đã phải kêu lên: “Làm sao lại có thể chà đạp nhân tài đến thế. Một thiên tài sắp phát động một cuộc cách mạng trong vật lý, một Côpecnic của thế kỷ 20 mà lại phải làm những việc lặt vặt của một công chức hạng ba ở Cục bản quyền, thật bất công”. Năm 1909, nhờ giáo sư Klein tích cực giới thiệu, ĐH công nghiệp liên bang Zurich đã mời Anhxtanh làm giáo sư, lương 4500 frăng một năm. Anhxtanh rất vui vì bây giờ ông đã có thể nuôi được gia đình bằng việc nghiên cứu vật lý. Danh tiếng Anhxtanh ngày càng lớn. Mùa hè năm 1913 Plăng và Lơnxtow ở Viện khoa học Prusi (Đức) đã mời Anhxtanh về làm giáo sư ĐH Beclin, Viện sỹ Viện khoa học Prusi và Cục trưởng Cục nghiên cứu vật lý với mức lương rất hậu hĩnh. Anhxtanh đã nhận lời. Với những thiết bị nghiên cứu vào loại bậc nhất và điều kiện vật chất đầy đủ, Anhxtanh đã đưa thuyết tương đối đi vào con đường phát triển huy hoàng. Chỉ hai năm sau khi ở Beclin, năm 1916 ông đã hoàn thành luận văn có tính tổng kết về thuyết tương đối: “Cơ sở thuyết tương đối rộng” và đưa ra giả thuyết hữu hạn vô biên của không gian vũ trụ, đã tổng kết sự phát triển của thuyết lượng tử, đã lần đầu tiến hành khám phá sóng lực hấp dẫn được công nhận là đỉnh cao của lý luận vật lý thế kỷ 20. Về sau Anhxtanh căn cứ trên phương trình chuyển động của thuyết tương đối đã đưa ra ba dự đoán lớn: · Tia sáng bị cong đi trong trường lực hấp dẫn của mặt trời · Quy luật chuyển động của sao Thủy ở điểm gần mặt trời nhất: sau mỗi vòng quay quanh mặt trời, vị trí điểm gần mặt trời nhất của sao Thủy bị biến đổi một ít. · Tia quang phổ trong trường lực hấp dẫn bị dịch chuyển về phía ánh sáng đỏ (phía sóng dài) Ngày 29/5/1919, các nhà thiên văn người Anh thông qua quan sát nhật thực đã chứng minh tính chính xác của Thuyết tương đối rộng của Anhxtanh: Tia sáng bị uốn cong trong trường lực hấp dẫn của mặt trời, không gian là không gian cong, học thuyết mới về lực hấp dẫn hoàn toàn chính xác. Hai dự đoán sau cũng lần lượt được nghiệm chứng. Anhxtanh nhanh chóng trở thành thần tượng được cả thế giới sùng bái, từ khắp nơi trên thế giới lời mời gửi đến Anhxtanh như những đợt sóng triều. Ông đã đến nhiều nơi trên thế giới để thuyết trình về thuyết tương đối, ông được mệnh danh là “Niutơn của thế kỷ 20”. Năm 1933, để phản đối chế độ phát xít Đức, Anhxtanh đã rời bỏ nước Đức đến định cư ở thành phố Prinxetôn nước Mỹ. ở Mỹ Anhxtanh đã có nhiều bài diễn thuyết cho hòa bình của nhân lọai. Ông đã sống 22 năm ở Mỹ. Ngày 18 tháng 4 năm 1955 Anhxtanh đx vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ 76 tuổi. Thế giới mất đi một nhà khoa học kiệt xuất nhất, nhân lọai mất đi một người lương thiện nhất. Ông mất đi nhưng tên tuổi ông đã trở lên bất tử, đúng như lời ông nói: “Chúng ta chết đi nhưng sự nghiệp sáng tạo chung của chúng ta sẽ còn mãi mãi”.

(tài liệu từ thegioiebook.com)

Marie Curie - Nữ bác học đầu tiên nghiên cứu về phóng xạ


Marie Curie là nhà bác học nữ hai lần nhận giải thưởng Nobel. Bà là một trong những người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về phóng xạ, bà đã tìm ra chất Rađi, chất này khi các nguyên tử của nó bị tách rời sẽ tạo ra sự phóng xạ mà thời đó người ta chưa hiểu rõ bản chất. Nhờ những công trình của bà mà nhân loại có được khái niệm về nguyên tử và tính phóng xạ.Cô bé Marie Salome Sklodowska chào đời ngày 7/11/1867 tại thành phố Varsovie (Ba Lan) trong một gia đình trung lưu, cả cha mẹ đều là nhà giáo. Hồi đó Ba Lan bị nước Nga thống trị, nền giáo dục tốt nhất, những vị trí tốt nhất đều giành cho người Nga, người Ba Lan ít có cơ hội học hành. Tuy nhiên vì cha mẹ là những nhà giáo nên các anh chị em nhà Sklodowska được giáo dục nghiêm túc. Năm 1883, Marie tốt nghiệp trung học xuất sắc và được thưởng huy chương vàng của nhà trường. Cô muốn đi học tiếp nhưng lúc ấy ở Ba Lan phụ nữ không được học đại học, gia đình cô lại gặp khó khăn. Marie đành nhận làm gia sư cho một số gia đình giàu có. Những lúc rảnh rỗi cô tự học toán và vật lý. Năm 1891, lúc này kinh tế gia đình đã khá hơn, Marie quyết định ra nước ngoài học. Cô đã đi trên một toa xe lửa hạng ba từ Ba Lan tới tận Pari (Pháp) để theo học chuyên ngành Toán và Vật lý của đại học Sorbonne. Năm đó Marie 24 tuổi. Mới đầu Marie sống ở nhà chị gái là Bronia, khi ấy cô chị đã lấy một thầy thuốc. Rồi cô đến ngụ cư trong một tầng hầm tối tăm ở khu Latinh. Cô ăn uống rất kham khổ và không đủ củi sưởi trong mùa đông. Những khó khăn đó không làm cô nản chí mà càng quyết tâm học tập, cô thường nghiên cứu nhiều giờ liền trong các thư viện. Marie đã được học các giáo sư danh tiếng thời đó như Paul Appell và Gabrie Lippmann. Chỉ hai năm sau cô đã nhận được tấm bằng cử nhân Vật lý một cách xuất sắc và được nhận vào làm việc tại phòng thí nghiệm của Lippmann. Năm sau, 1894, cô nhận tiếp bằng toán học. Từ đó cô chuyên tâm vào nghiên cứu vì lòng say mê khoa học chứ không phải vì lợi ích vật chất. Cũng trong năm 1894, Marie gặp gỡ Pierre Curie, một nhà vật lý người Pháp, lúc đó đang giữ một vị trí quan trọng trong phòng thí nghiệm vật lý của đại học Sorbone. Khi đó Marie 27 tuổi còn Pierre 35 tuổi, họ nhanh chóng yêu nhau vì cả hai có cùng chí hướng là đam mê nghiên cứu vật lý. Ngày 20/7/1895, họ cưới nhau (từ đây bà mang họ tên là Marie Curie). Cũng năm 1895, Pierre nhận được học vị Tiến sỹ khoa học vì những công trình đầu tiên của ông về từ học. Sau ngày cưới, Marie về làm việc cùng phòng thí nghiệm của chồng, bà nghiên cứu những đặc tính từ của các hợp kim và đã viết công trình khoa học đầu tiên trong số rất nhiều công trình của đời mình. Cùng thời với Marie Curie, nhà vật lý người Đức là Wilhelm Rentgen đã phát hiện ra những “tia xuyên” vô hình từ một ống điện, chưa rõ bản chất của nó, ông đặt tên cho nó là tia X. Những tia này có thể xuyên qua da thịt và nhiều chất khác nhưng không xuyên qua được những vật cứng và dày đặc như xương và kim loại dày. Một thời gian ngắn sau đó, tia X và hiệu quả của nó trở nên nổi tiếng trên thế giới. Phát minh ra sự phát xạ này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân, dĩ nhiên Pierre và Marie cũng rất quan tâm đến thành tựu này. Năm 1896, một nhà vật lý khác là Henri Becquerel tìm ra những tia xuyên khác, tia xuyên này phát ra từ một mẩu Urani. Henri để mẩu Urani trong ngăn kéo, đặt trên một tờ giấy ảnh. Vài ngày sau ông thấy tờ giấy ảnh phủ một lớp hơi nước. Marie đã quyết định nghiên cứu sự bức xạ bí hiểm mà Becquerel khám phá để làm đề tài tiến sỹ của mình. Marie đã nghiên cứu trong điều kiện nghèo nàn về vật chất: Phòng thí nghiệm của bà chật chội, ẩm ướt và không có lò sưởi. Với chiếc tĩnh điện kế do chồng và em chồng là Jacques Curie sáng chế, bà tìm kiếm các nguồn xạ không phải của Urani. Bà khám phá được một chất là Thori cũng có đặc tính ấy. Bà cũng nhận thấy rằng dù xử lý Urani và các chất có Urani như thế nào thì lượng bức xạ vẫn y nguyên. Từ đó, Marie nhận định rằng bức xạ không phải do các phản ứng hoá học vì nếu như vậy thì nó sẽ thay đổi khi Urani được thêm vào hay bị tách khỏi các hoá chất khác. Phải chăng nó từ những phân tử nhỏ nhất của chính Urani mà ra. Ý tưởng đó trái ngược với các lý thuyết khoa học thời ấy, nhưng sự đúng đắn của nó đã được chứng minh. Marie và Pierre cũng nghiên cứu tác động của những bức xạ mới tìm thấy, nó làm cho một số chất có hiện tượng huỳnh quang. Chất Urani mà Marie sử dụng chủ yếu là ở dạng quặng Uraninit, hỗn hợp tự nhiên chưa được làm sạch gồm đất đá và một số chất khác. Quặng Chancolit cũng chứa Urani. Năm 1898, những thí nghiệm và tính toán của Marie chỉ ra rằng Uraninit và Chancolit phát bức xạ nhiều hơn mức dự kiến do thành phần Urani chứa đựng trong nó. Vậy thì trong quặng đó phải có chất nào khác tạo ra lượng bức xạ dôi dư. Marie dùng phương pháp hoá học, giã viên quặng, rây, đun sôi làm tan rã để chất lỏng bay hơi, lọc bã cặn, chưng cất và cho nó chịu tác động của một dòng điện.Ở mỗi công đoạn, Marie cùng đồng sự kiểm tra thành phần và độ tinh khiết của chất mới thu được. Bà tách phần phát nhiều tia bức xạ nhất và lại xử lý tiếp. Cuối cùng bà có được một chất mới ở thể thuần khiết, một nguyên tố hoá học mới, bà đặt tên là Pôlôni để tôn vinh quê hương của bà (Pôlôni nghĩa là Ba Lan). Trong bản báo cáo khoa học bà đã dùng từ “phóng xạ” để chỉ những chất như Urani hay Pôlôni phát tia xuyên hay bức xạ. Pôlôni là chất đầu tiên có độ phóng xạ mạnh được tách ra dưới dạng thuần khiết. Sự bức xạ của nó làm cho không khí xung quanh phát quang và bản thân chất Pôlôni sờ vào cũng thấy nóng. Pôlôni không phải là nguyên nhân duy nhất sự phóng xạ của Uraninit. Marie tiếp tục nghiên cứu và làm sạch một chất chứa một nguyên tố mới mà bà gọi là Rađi. Một số chất phóng xạ được ông bà Curie tinh chế có tính phát quang. Năm 1899, Marie chuyên tâm vào một công việc to lớn: tạo được Rađi nguyên chất dưới một dạng có thể chứng minh sự tồn tại của nó. Hàng tấn quặng bã phóng xạ từ Bôhem và châu Phi được gửi đến phòng thí nghiệm ở Pari để đưa vào quá trình làm phân rã bằng hoá học. Giai đoạn cuối cùng rất khó khăn, thường là thất vọng. Thời đó những mối nguy do phóng xạ gây ra chưa được biết đến bao nhiêu, vì thế mà sức khoẻ của Marie bị suy kiệt kéo dài. Triệu chứng bệnh lao xuất hiện sau khi sinh cô con gái Irene, bà luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tiêu do bị nhiễm xạ. Tay bà cứng đờ ra, bị thương tổn, nổi đầy mụn lở loét do phải pha trộn, đun nấu chất phóng xạ, nhiều năm sau những sổ tay và ghế ngồi của bà ở phòng thí nghiệm còn nhiễm độ phóng xạ rất cao. Bà đã hoàn thành được đến cùng công việc nhọc nhằn như thế, bà vừa nghiên cứu Rađi vừa tiến hành nghiên cứu khác, cùng với nhà vật lý Henri Becquerel và một nhà khoa học khác là Fritz Giesel bà đã khám phá được những đặc tính của bức xạ vào năm 1899.Mặc dù danh tiếng của ông bà Curie rất lớn nhưng họ vẫn nhận được rất ít kinh phí để nghiên cứu. Để có thêm tiền mua sắm thiết bị, nguyên liệu, Pierre phải nhận một chân phụ đạo ở trường ĐH Bách khoa, còn Marie thì nhận thêm việc giảng dạy vật lý ở ĐH Sư phạm Sèvres. Công cuộc nghiên cứu của họ vẫn có những bước tiến kỳ diệu: Năm 1902, Marie thu được một loại muối Rađi nguyên chất, chỉ bằng 1/10 gam, nhỏ gần như là không thể nhận thấy (cần 7 tấn quặng Uraninit mới có được 1 gam Rađi). Nhưng lượng nhỏ nhoi thu được đó cũng đủ để biết được đặc tính lý hoá của Rađi. Đó là đỉnh cao trong sự nghiệp của bà. Piere và Marie được mời phát biểu tại viện hoàng gia Luân đôn và đã được tặng huy chương tôn vinh Humphrey Davy. Trở về Pari, Marie được nhận bằng tiến sỹ khoa học vì công trình của bà. Nhưng ông bà đã chịu những nỗi bất hạnh khi đứa con họ sinh ra không sống được do bị nhiễm phóng xạ (hồi đó người ta chưa biết những nguy cơ của phóng xạ). Cũng trong năm này, Piere, Marie và Henri Becquerel đã nhận được giải thưởng Nobel về vật lý vì những công trình nghiên cứu về phóng xạ. Thật đau khổ là vợ chồng bà không ai đủ sức khoẻ để đến Thuỵ Điển nhận giải. Năm 1904, Eve, con gái thứ nhì ra đời. Pierre cũng được bổ nhiệm giáo sư ở Sorbonne, ông có một phòng thí nghiệm tốt hơn và Marie trở thành trợ lý chính của ông, năm sau Pierre được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học. Chất Rađi đã được công nhận, người ta biết đến đặc tính của nó phát sáng trong bóng tối và bắt đầu dùng nó để chữa một số bệnh, giá trị của nó lên cao vùn vụt. Dần dần một số nhà máy và bệnh viện được thành lập để sử dụng thứ kim loại quý đó. Một ngày tháng tư năm 1906, Pierre đang đi trên phố ở Pari, chìm đắm trong suy tư, ông không nhìn thấy một cỗ xe ngựa chất nặng đang lao tới, cỗ xe hất ông ngã văng ra và chết ngay tại chỗ. Cái chết của Pierre khiến Marie rất đau khổ và bà bị hẫng hụt một thời gian dài. Bà tìm sự giải thoát tâm hồn bằng tiếp tục công việc. Bà được nhận chức vị của Pierre và trở thành người phụ nữ đầu tiên làm giáo sư ở Sorbonne. Chú tâm vào công việc hơn bao giờ hết, bà tiếp tục làm sạch Rađi và Pôlôni. Năm 1910, bà đã thu được Rađi nguyên chất, một thứ kim loại màu trắng lóng lánh và tìm được điểm nóng chảy của nó là 700 độ C. Cũng trong năm ấy bà công bố công trình: “Chuyên luận về sự phóng xạ” dày 971 trang. Năm sau, 1911, bà được tặng giải Nobel về hoá học vì đã tách được Rađi nguyên chất. Năm 1922, bà được bầu vào Viện hàn lâm y học Pháp. Trong thập niên 1920 - 1930, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn những hậu quả độc hại của phóng xạ đối với cơ thể con người. Những nhà bác học cùng làm việc bên cạnh ông bà Curie thuở ban đầu của phát minh đều bị những triệu chứng mà phóng xạ gây ra như: khó chịu đường tiêu hoá, rát bỏng, lở loét, ung thư...Tiên phong trong nghiên cứu về phóng xạ, Marie Curie đã phải chịu đựng bệnh phóng xạ trong thời gian hơn nửa cuộc đời. Năm 1934 bà đã mất sau khi chịu đựng những đau đớn do bệnh tật bởi nhiễm xạ. Rađi do Marie Curie phát minh ngày nay ít được dùng nhưng các công trình về tinh lọc Rađi và về bức xạ đã góp phần quan trọng vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phóng xạ và nguyên tử. Những nghiên cứu của bà và nhiều nhà bác học khác đã giúp cho việc nghiên cứu cấu trúc của nguyên tử và những điều kiện tạo ra sự giải toả năng lượng. Sự phóng xạ cũng cho khả năng phát hiện và chữa một số bệnh. Nhờ liệu pháp tia X người ta có thể diệt một số tế bào ung thư bằng cách “bắn phá” nó bằng bom, tức là phát những tia bức xạ của côban vào các tế bào có bệnh. Marie Curie được mệnh danh là nhà khoa học nữ vĩ đại nhất thế kỷ 20, lòng say mê khoa học và những cống hiến của bà khiến nhân loại phải kính trọng.

Alexandre Yersin – Nhà khoa học, người thầy vĩ đại


Ngày nay người Việt Nam và những người làm công tác khoa học trên thế giới, không mấy ai không biết tên Yersin. Đi qua một số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt... chúng ta đều thấy những con đường mang tên ông. Tại Bình Dương, một tỉnh nhỏ cũng có con đường lớn và dài xuyên qua trung tâm thị xã Thủ Dầu Một mang cái tên rất đỗi thân thuộc: Đường Bác sĩ Yersin.Sinh ra ở Thụy Sĩ ngày 22/9/1863, cha mẹ là người gốc Pháp, tuổi trẻ của Alexandre Yersin đã trải qua hai trường Đại học Y khoa ở Lausanne (Thụy Sĩ) và Menbourg (Đức) nhưng đều không thành đạt. Năm 23 tuổi ông sang Pháp và xin vào làm kỹ thuật viên tại bệnh viện Hotel Dieu Paris. Tại đó ông đã may mắn gặp được Louis Pasteur và được nhận vào làm việc ở phòng thí nghiệm vi trùng của Pasteur. Vừa làm việc, Yersin vừa nghiên cứu một đề tài khoa học nhỏ để làm luận án tốt nghiệp Đại học Y khoa. Hai năm sau ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án này và được xếp vào loại công trình khoa học có giá trị thời bấy giờ. Khi đó Yersin tròn 25 tuổi và vừa nhập quốc tịch Pháp.Ngày 01/01/1889, viện Pasteur Paris chính thức thành lập, đây là nơi mà Yersin và giới y học Pháp mơ ước được làm việc. Thế nhưng tháng 9/1890, ông đã rời Pháp đi Viễn Đông với một niềm đam mê mãnh liệt là nghiên cứu những miền đất này. Ông đã đến Việt Nam, và tháng 7/1891 ông đặt chân đến Nha Trang. Tại Việt Nam, ông nhận nhiệm vụ của nhà đương cục Pháp ở Đông Dương đi điều tra vùng rừng núi phía Đông sông Mê Kông tới bờ biển Việt Nam. Từ năm 1892 đến 1894 ông đã thực hiện 3 cuộc thám hiểm trong 13 tháng để tìm hiểu về đất đai, tài nguyên, dân cư, khí hậu... Chính trong thời gian này ông đã tìm ra Đà Lạt trên cao nguyên Lang Bian vào tháng 6/1893 và đề nghị Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thành lập một thành phố nghỉ mát và dưỡng bệnh tại đây. Đề nghị đó đã được chấp nhận và mấy năm sau thành phố Đà Lạt được khởi công xây dựng.Năm 1893, bệnh dịch hạch bùng nổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông. Nạn dịch này lớn chưa từng thấy và đã cướp đi rất nhiều sinh mạng. Tại Hồng Kông lúc đó dân số chỉ có 200.000 người nhưng đã có tới 100.000 người phải bỏ chạy khỏi vùng đất này tỷ lệ tử vong của căn bệnh này lên đến 95%. Yersin đã xin được đi Hồng Kông để nghiên cứu và chỉ 5 ngày sau khi đến nơi, ông đã phát hiện được vi trùng dịch hạch. Sau 49 ngày ở Hồng Kông, ông trở về Việt Nam nghiên cứu và chế tạo thành công vaccin chống dịch hạch để gửi đi các nơi đang có dịch bệnh hoành hành.Sau thành công lớn về chống dịch hạch, Yersin thành lập phòng thí nghiệm và nghiên cứu vi trùng ở Nha Trang. Công việc đang tiến hành thì Toàn quyền Đồng Dương bổ nhiệm ông làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội. Sau hai năm xây dựng và tổ chức, ổn định việc đào tạo cho nhà trường, ông xin được trở lại Nha Trang.Về Nha Trang, ông đã dùng toàn bộ tiền dành dụm, tiền thưởng của Viện Hàn lâm Pháp, kể cả vay mượn, để tổ chức khai hoang vùng Suối Dầu, cách Nha Trang 20km, làm khu chăn nuôi, trồng trọt phục vụ cho công tác nghiên cứu, làm một con đường lên đỉnh núi Hòn Bà cách đó 30km để khai hoang trồng thử nghiệm cây quinquina lấy vỏ chiết xuất ra chất quinine điều trị bệnh sốt rét. Tại đây, ông còn đem giống cây cao su về trồng thí nghiệm và sau này thành công, phát triển ra nhiều tỉnh khác trong toàn quốc. Cây cao su và cây quinquina được ông lấy giống từ Indonesia về vì trước đó ở Việt Nam chưa có các giống cây này. Việc trồng quinquina trên đỉnh đồi Hòn Bà không thành công do không hợp thổ nhưỡng. Yersin không nản chí đã chuyển lên trồng ở cao nguyên Dran và Lang Bian. Tại đây ông đã thành công ngoài mong muốn: năm 1926 ông thu hoạch lứa quinquina đầu tiên và chiết xuất được quinine với hàm lượng cao. Sau đó ông đã phát triển trồng ở Đà Lạt được 671 ha quinquina, hàng năm thu được hàng chục tấn vỏ. Lúc bấy giờ trên thế giới bệnh sốt rét vẫn đang hoành hành nên quinina rất quý.Hơn 50 năm ở Nha Trang, Yersin đã nghiên cứu thành công 50 công trình khoa học, trong đó có 40 đề tài về y học và 10 đề tài về nông nghiệp. Ông đã từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Hà Nội, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, Chủ tịch danh dự Hội đồng khoa học Viện Pasteur Paris, Viện trưởng Viện Pasteur Đông Dương. Bên cạnh y học và nông nghiệp, ông còn say mê nghiên cứu thiên văn, sử dụng máy quay phim, máy chụp ảnh, vô tuyến điện và ham mê văn học, dịch thuật...Là một nhà bác học vĩ đại, nhưng Yersin sống rất giản dị và giàu lòng nhân ái. Hơn 50 năm ở Nha Trang, ông sống trong một căn nhà đơn sơ ở xóm Cồn giữa những người dân chài lưới và đem những hiểu biết của mình nhiệt tình giúp đỡ họ.Yersin đã dành hơn nửa thế kỷ cuộc đời mình ở Việt Nam. Ông mất năm 1943 và theo nguyện vọng của ông, những người dân ở Nha Trang cùng các nhà chức trách người Pháp đã đưa ông lên an táng tại Suối Dầu. Trên nấm mộ của ông có khắc dòng chữ giản dị: Alexandre Yersin 1863-1943. Ở đó, ngày nay những người dân Nha Trang và du khách vẫn thường đến tháp hương và đặt hoa trên mộ ông

(tai liệu từ thegioiebook.com)

Hipocrates, ông tổ nghề y


Một ngày vào năm 460 trước Công nguyên, có một sinh linh nhỏ bé cất tiếng khóc chào đời, trong nhà một thầy thuốc ở đảo Cos, thuộc Hy Lạp. Cha mẹ cậu bé mừng lắm, muốn con sau này nối nghề của mình, nên đặt tên cho cậu bé là Hipocrates. Hipocrates có nghĩa là “thần y”, có thể chữa bách bệnh.Từ nhỏ, như đã hiểu được nỗi mong mỏi của cha mẹ, Hipocrates rất thích quẩn quanh cha mẹ khi họ chẩn trị bệnh cho những người bệnh. Thứ đồ chơi cậu bé Hipocrates thích nhất là chiếc túi thuốc xinh xinh cha tặng cho, trong đó có ống nghe, những chai lọ đựng thuốc... Cậu thường biến cha mẹ thành “người bệnh” để nghe nghe, khám khám, cho thuốc..., tựa như một thầy thuốc tí hon vậy.Lớn lên hơn một chút, Hipocrates đã theo cha đi chẩn bệnh trong khắp thành Athens. Hipocrates rất ham học hỏi. Cậu chăm chú nghe và quan sát cha lúc chẩn bệnh, trên đường trở về nhà lại hỏi han cha về bệnh tình của người bệnh và vì sao cha dùng các thứ thuốc ấy đễ chữa trị. Cậu vui lắm mỗi lần thấy người bệnh khỏe lại nhờ chẩn trị của cha mình và thầm hứa sẽ suốt đời theo đuổi nghề y để giải thoát nỗi thống khổ bởi bệnh tật cho con người.Ở Hy Lạp thời đó, y thuật cũng đã có khá sớm, nhưng thời đó vẫn bị cầm cố trong sự mê tín của tôn giáo và pháp thuật phù thủy. Mọi người còn cho rằng bệnh tật là sự quở trách của thần linh, cho nên bị bệnh thì phải mau chóng kêu cầu thần linh khoan dung, thu lại sự quở trách ấy(!). Những người được mệnh danh là “thầy thuốc” lúc đó đa phần là bọn phù thủy, tăng lữ, đạo sĩ, chữa bệnh bằng cách niệm chú, cho uống nước thánh, cầu khẩn... thì làm sao mà người bệnh thoát chết!Hipocrates học được nhiều từ cách chữa trị, chẩn trị bệnh của cha, lại thấy được sự ngu dốt của bọn phù thủy, tăng lữ trong chữa bệnh, thế là lên đường ngao du tới khắp nơi suốt dải biển Đen, sang tận Bắc Phi để tìm học ở các thầy thuốc nổi tiếng, làm phong phú tri thức y học của mình. Ông đã “tầm sư học y” như vậy suốt 10 năm, từ năm 445 trước Công nguyên tới năm 435 trước Công nguyên, sau đó vừa chữa bệnh cho người bệnh, vừa nghiên cứu, tìm tòi về y học. Ông rất chú ý nghiên cứu những đặc trưng ở cơ thể người, nghiền ngẫm phát hiện những nguyên nhân gây bệnh, đề ra được những tư tưởng rất mới mẻ trong phòng chống bệnh tật cho con người.Hipocrates đã sớm tìm ra căn nguyên bệnh động kinh là do sự hỗn loạn tạm thời chức năng của đại não; tên gọi loại bệnh này là do ông đặt ra, vẫn được sử dụng mãi tới ngày nay. Ông cũng là người tìm ra cách nắn chỉnh căng kéo để chữa gãy xương, mà sau này được gọi là “phương pháp nắn chỉnh Hipocrates”.Hipocrates lần đầu tiên nêu ra tư tưởng: Những nhân tố bên ngoài như chất lượng nước, sự thay đổi mùa vụ, phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán sống... có ảnh hưởng tới sức khỏe con người, không thể xem nhẹ. Người thầy thuốc, ngoài việc tận tình với chức trách chẩn trị bệnh, còn cần phối hợp xem xét môi trường sống của người bệnh. Ông cũng là người đầu tiên nêu ra khái niệm “dự phòng”: Thầy thuốc không chỉ chẩn trị bệnh cho người bệnh đang mắc phải, mà còn cần khám xét kỹ để đưa ra những dự đoán tin cậy được về xu thế phát triển bệnh tật và tình trạng phục hồi sức khỏe của người bệnh. Ông còn cho rằng, chức trách của thầy thuốc là chữa trị cho người bệnh, song còn cần quan tâm tới cả những người mạnh khỏe để họ không bị mắc bệnh.Về phương pháp điều trị, Hipocrates cho rằng, cùng một loại bệnh thì ở mỗi người bệnh, do có khí chất khác nhau mà thể hiện ra những chứng trạng cũng khác nhau, và phải có cách điều trị khác nhau. Ông nhấn mạnh chủ trương dùng các cách để kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể người trong chiến thắng bệnh tật. Ông đề xuất thuyết thể dịch, cho rằng “cơ thể có 4 loại thể dịch là dịch gan màu đen, dịch gan màu vàng, dịch máu và dịch nhớt”, khi 4 loại thể dịch đó điều hòa thì cơ thể khỏe mạnh, còn ngược lại thì sẽ sinh bệnh.Qua nghiên cứu lý luận và tích lũy thực tiễn trong điều trị cho người bệnh, Hipocrates có được kinh nghiệm phong phú trong y học. Ông phát hiện, con người ở khoảng tuổi 40 đến 60 là dễ bị đột quỵ nhất: khi phát sinh vàng da (hoàng đảm) và gan cứng thì tất nguy; người bệnh trước khi chết thì móng tay xám đen lại, môi tím, tai lạnh và co lại, mắt lờ đờ... Miêu tả diện mạo người bệnh sắp chết của ông, được người hậu thế gọi là “vẻ mặt Hipocrates”.Những phát hiện của Hipocrates trong khi loài người chưa có khoa học giải phẫu, chưa có kính hiển vi, chưa có những ngành hóa học, vi sinh vật... cho thấy sức khám phá, tìm tòi vô cùng nhạy bén, tài tình của ông. Những phát hiện và ứng dụng những phát hiện ấy trong chữa trị bệnh của ông đã giúp mọi người không còn quá sợ hãi với bệnh tật, khiến y học từng bước thoát li khỏi sự ràng buộc của tôn giáo mê muội, khiến y học tách ra khỏi triết học, trở thành một môn khoa học độc lập. Bởi thế, giới y học thế giới tôn vinh ông là “ông tổ của nghề y”.Hipocrates còn là một mẫu mực sáng chói về y đức. Trước thực tế trong xã hội thời đó có không ít những kẻ mang danh thầy thuốc tìm mọi cách trục lợi, bất chấp hiểm nguy của người bệnh, ông đã soạn thảo ra quy phạm về đạo đức người thầy thuốc phải tuân thủ, mà sau đó trở thành văn bản mang tên “Lời thề Hipocrates” nổi tiếng, khôgn chỉ là quy tắc cho các thầy thuốc ở các nước phương Tây, đồng thời còn là cơ sở của quy tắc đạo đức y vụ quốc tế do Hiệp hội y học thế giới chế định ra.Chính Hipocrates là người thực hiện suốt đời “Lời thề Hipocrates” đó, chỉ xin nêu vài việc: Vào năm 431 trước Công nguyên, toàn thành Athens bị ngập trong một nạn dịch. Người trúng dịch thoạt đầu bị sốt cao, mắt đỏ ngầu, rồi họng xám đen lại, miệng rất hôi, tai ù, tâm thần thảng thốt, và thường chỉ trong vòng 8 ngày là chết! Số người bị chết dịch rất nhiều, gây chấn động toàn thành. Dân chúng lũ lượt bỏ Athens ra đi để mong thoát nhiễm dịch... Khi đó, Hipocrates làm ngự y cho một quốc vương ở phía Bắc Hy Lạp. Sau khi biết tin về nạn dịch, ông đã xin từ chức ngự y, tức tốc trở về Athens để vừa chữa trị cho người bệnh, vừa tìm ra căn nguyên và cách phòng dịch, chẳng quản ngại là chính mình cũng có thể bị nhiễm dịch. Cuối cùng thì ông phát hiện ra một gia đình thợ rèn không ai bị nhiễm dịch, từ đó hiểu ra là lửa có thể là cách đề phòng nạn dịch này, bèn kiến nghị cho đốt những đống lửa khắp nơi trong thành Athens để dập nạn dịch. Sau thành công này của ông, mọi người bàn tán rằng trong ông có “sức mạnh của thần linh” khiến ông mới có thể cứu được bao người chỉ còn sống ngắc ngoải, thì ông đáp rằng:- Tôi không phải là thần, cũng chẳng có thần lực gì đâu! Tôi chỉ tận tụy làm chức trách của một hầy thuốc. Yêu cầu các thầy thuốc tuân theo quy phạm y đức thì tôi phải đầu tiên thực hiện – lương tâm và chức trách phải quyện làm một ở người thầy thuốc.Hipocrates từ khi lập chí theo nghề y, đã suốt đời sống một cuộc sống tận tụy, vất vả vì người bệnh, vì y học. Ông không có lấy một nhà ở cố định, mà đâu cần là ông tới và nơi đó là nhà của ông. Sau khi cha mẹ qua đời, ông không có lấy một người họ hàng, thân thuộc, nhưng ông xem mỗi người bệnh đều là người thân của ông.Bao nhiêu năm bươn trải, bôn ba vì nghề, làm nghề, trong sự chống đối của những thế lực tôn giáo mù quáng thời đó (chúng gọi ông là “kẻ phản nghịch đáng sợ”, tìm cách chia rẽ bằng được ông với người thiếu nữ mà ông vừa đính hôn...). Ông gầy guộc, khắc khổ, trong người chồng chất bao bệnh tật. Ông qua đời vì kiệt sức, sau khi đã thức suốt hai đêm ròng để cứu sống một sản phụ, khi vừa tròn 63 tuổi (mùa đông năm 397 trước Công nguyên).Cả dân thành Athens bàng hoàng, đau xót trước cái chết đột ngột của người thầy thuốc yêu quí của họ: Hipocrates. Ngày đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng là một ngày đông rất lạnh giá, song hàng ngũ những người đưa tang cứ dài, dài mãi với bao dòng nước mắt tiếc thương và biết ơn ông... Người đời sẽ mãi nhớ câu danh ngôn ông thường nói lúc sinh thời: “Đời người ngắn ngủi, còn khoa học mới trường tồn”.

(tài liệu từ thegioiebook.com)

Francis Crick - Nhà khoa học khám phá cấu trúc ADN


Nhà khoa học giành giải Nobel Francis Crick, người đồng phát hiện cấu trúc xoắn kép của ADN vào năm 1953 và mở đường cho mọi thứ từ cây trồng chuyển đổi gien và dược phẩm cho tới chẩn đoán bệnh dịch truyền, đã qua đời ở tuổi 88.Francis Harry Compton Crick sinh tại Northampton, Anh, vào năm 1916. Bố ông là chủ một nhà máy giày và người mẹ đã mua một cuốn từ điển thiếu nhi nhằm giúp trả lời nhiều câu hỏi khoa học của cậu con trai. Ông nghiên cứu vật lý tại ĐH London rồi chế tạo thuỷ lôi cho chính phủ Anh trong suốt Chiến tranh Thế giới lần II. Sau chiến tranh, Crick bắt đầu quan tâm tới sự phân chia giữa cuộc sống và cái chết. Ông quyết định tự học sinh vật và hoá học. Một trong những cuốn sách của Crick là ''Cuộc sống: Nguồn gốc và bản chất'', cho rằng sự sống trên Trái đất bắt đầu khi các vi sinh vật được thả từ một phi thuyền của một hành tinh tiên tiến hơn. Trong một cuốn sách khác, Crick cho rằng các giấc mơ tồn tại để làm cho não bộ tự dọn dẹp để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Crick thừa nhận một số tác phẩm của ông mang tính suy đoán. Tuy nhiên, ông nói: ''Người luôn luôn đúng không làm được gì nhiều''. Bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Crick bắt đầu vào năm 1951 khi ông kết bạn với James Watson. Họ nhất trí rằng ADN là hợp chất mang thông tin di truyền chứ không phải protein như nhiều người nghĩ và bắt đầu nghiên cứu nó. Năm 1953, họ tuyên bố ADN có hình chiếc thang xoắn với các nucleotid cặp đôi A, C, T và GNăm Crick 36 tuổi và đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Cavendish (ĐH Cambridge), ông cùng James Watson người Mỹ khám phá ra phân tử ADN giống một chiếc thang xoắn. Sau phát hiện này, Crick tới một quán rượu ở Cambridge và tuyên bố ông cùng Watson đã ''tìm ra bí mật của sự sống''. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có một vài người nghĩ khám phá trên là thú vị và phải mất nhiều năm sau, phát hiện mang tính tiên phong này mới được công nhận. Nhiều thập kỷ sau, tác động của khám phá này hiện diện ở khắp nơi. Nó đã đặt nền móng cho ngành công nghệ sinh học, giúp các chuyên gia tạo những giống cà chua to hơn, bác sĩ sử dụng liệu pháp gien để trị bệnh và cảnh sát phá án nhờ bằng chứng ADN. Công nghệ sinh học là một ngành có doanh thu 30 tỷ USD/năm, sản xuất khoảng 160 loại thuốc và vắc-xin để điều trị đủ thứ bệnh từ ung thư vú cho tới tiểu đường. Bảy triệu nông dân tại 18 quốc gia trồng cây biến đổi gien vào năm ngoái, giảm sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Nhà khoa học Paul Berg thuộc ĐH Standford, người giành giải Nobel hoá học năm 1980 do đi tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi gien, nhận xét: ''Thật khó để bày tỏ hết lòng kính trọng của chúng ta đối với Crick về những cống hiến của ông". Ngài May, chủ tịch Hiệp hội các nhà khoa học Anh, nói: ''Đóng góp của Crick góp phần mở ra một thời kỳ hoàng kim của sinh học phân tử''. Cả Crick và Watson đã được trao giải Nobel y học năm 1962. Cuốn sách ''Chuỗi xoắn kép'' Francis Harry Compton Crick sinh tại Northampton, Anh, vào năm 1916. Bố ông là chủ một nhà máy giày và người mẹ đã mua một cuốn từ điển thiếu nhi nhằm giúp trả lời nhiều câu hỏi khoa học của cậu con trai. Ông nghiên cứu vật lý tại ĐH London rồi chế tạo thuỷ lôi cho chính phủ Anh trong suốt Chiến tranh Thế giới lần II. Sau chiến tranh, Crick bắt đầu quan tâm tới sự phân chia giữa cuộc sống và cái chết. Ông quyết định tự học sinh vật và hoá học. Một trong những cuốn sách của Crick là ''Cuộc sống: Nguồn gốc và bản chất'', cho rằng sự sống trên Trái đất bắt đầu khi các vi sinh vật được thả từ một phi thuyền của một hành tinh tiên tiến hơn. Trong một cuốn sách khác, Crick cho rằng các giấc mơ tồn tại để làm cho não bộ tự dọn dẹp để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Crick thừa nhận một số tác phẩm của ông mang tính suy đoán. Tuy nhiên, ông nói: ''Người luôn luôn đúng không làm được gì nhiều''. Bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Crick bắt đầu vào năm 1951 khi ông kết bạn với James Watson. Họ nhất trí rằng ADN là hợp chất mang thông tin di truyền chứ không phải protein như nhiều người nghĩ và bắt đầu nghiên cứu nó. Năm 1953, họ tuyên bố ADN có hình chiếc thang xoắn với các nucleotid cặp đôi A, C, T và G. bán chạy nhất năm 1968 của Watson nói về cách ông và Crick sử dụng các mẩu dây, hạt nhuộm màu, tấm kim loại và bìa các-tông để xây dựng mô hình ba chiều của phân tử ADN. Axít Deoxyribonucleic được tạo nên từ bốn khối kiến tạo hoá chất hay ''base''. Mỗi ''bậc'' trong thang xoắn được tạo nên bởi hai base và nhiều base kết hợp cũng như trật tự sắp xếp trong ''bậc'' giải thích thông tin chứa trong các gien. Dựa trên công trình nghiên cứu của họ và các chuyên gia khác, giới khoa học hiện có thể biến đổi gien để loại bỏ các tính trạng gây bệnh cũng như đưa vào tính trạng mong muốn. Khám phá của Crick và Watson làm dấy lên nhiều tranh cãi về đạo đức song Crick nói rằng vào những năm 1950 chẳng có cách gì để tiên đoán sự phát triển của ADN hiện đại. Ông nói: ''Hãy nghĩ về tác động của vô tuyến trên toàn thế giới đối với

(tài liệu từ thegioisbook.com)

Blaise Pascal - thần đồng Toán học


Blaise Pascal sinh tại Clermont Ferrand, miền Auvergne nước Pháp, ngày 19 tháng 6 năm 1623. Cha của Pascal, ông Etienne, trước kia là một luật gia tại thành phố Paris và vào lúc Pascal chào đời, ông là chánh án tòa Hộ tại Clermont. Khi Pascal lên 3 tuổi, bà mẹ Antoinnette Bégan từ trần, để lại cho chồng 3 người con là Gilberte, Blaise và Jacqueline lúc đó đều còn quá nhỏ.Ngay từ khi mới tập nói, Pascal đã tỏ ra là một đứa trẻ có năng khiếu khác thường. Lớn lên, Pascal thường hỏi người lớn những câu hỏi hắc búa và cậu cũng trả lời được những câu hỏi thật khó giải đáp. Những điều này làm cho ông Etienne tin tưởng rằng con của ông là một thiên tài, vì vậy ông quyết định lấy cách giáo dục con. Nguyên tắc của ông là luôn luôn khiến cho đứa trẻ làm các việc khó khăn hơn, tiến bộ hơn.Vào năm 1631, ông Etienne nhường chức vụ của mình cho người khác rồi dọn nhà lên thành phố Paris để chăm sóc sự học vấn của con. Ông tự đảm trách việc giáo huấn và vì vậy, Pascal không có thầy giáo nào khác ngoài người cha thân yêu tài ba. Cậu được dạy cách quan sát, suy tưởng và thường học được những kiến thức qua các cuộc đàm luận với cha. Khởi đầu, ông Etienne quyết định dạy con tiếng La Tinh và Hy Lạp cho đến năm 12 tuổi, tuy nhiên trong các thời giờ nhàn rỗi, ông Etienne cũng kể cho con trai nghe các câu chuyện về Khoa Học nhưng những điều này không bao giờ làm cho Pascal thỏa mãn, cậu luôn luôn khao khát những lý lẽ cuối cùng của sự vật.Vì muốn con chuyên tâm về tiếng La Tinh và Hy Lạp là hai ngôn ngữ rất khó học, nên ông Etienne đã cất dấu tất cả những sách về Khoa Học và Toán Học. Nhưng rồi một hôm, khi bước vào phòng, ông thấy con trai đang loay hoay dùng phấn chứng minh trên nền nhà định luật thứ nhất trong 32 định luật của Euclide. Sau khi nghe con thuật lại cách chứng minh, ông Etienne đã phải bỏ nhà, chạy sang nhà ông hàng xóm Le Pailleur để "khóc lên vì sung sướng".Xưa nay, ông Etienne chưa từng dạy cho con học Toán bao giờ, vả lại định luật của Euclide đó là một bài toán rất khó đối với người lớn, không phải dành cho trẻ em 12 tuổi. Pascal đã chứng minh được rằng tổng số các góc trong một tam giác bằng hai góc vuông, đúng như Euclide đã từng phát biểu. Cũng vì chưa từng học Hình Học, Pascal đã gọi đường tròn là "cái tròn" (un rond), đường thẳng là "cái thước kẻ" (une barre). Từ đây, Pascal mới được cha cho phép đọc các cuốn khái luận của Euclide. Do trí thông minh sẵn có, Pascal đọc tới đâu, hiểu tới đó mà không cần một ai giảng giải. Cậu còn giải được nhiều bài toán khó. Sự tự tìm hiểu do ý thích đã khiến Pascal chẳng bao lâu trở thành một nhà toán học có hạng.Thời bấy giờ, ông Etienne thường gặp gỡ nhiều nhân vật danh tiếng về Khoa Học nên Pascal cũng được tham dự vào các buổi hội thảo, cậu được làm quen với Cha Mersenne là một nhà bác học thời đó, cũng như với những nhà khoa học danh tiếng khác, chẳng hạn như Desargues, Fermat, Roberval. Tại các buổi họp này, Pascal đã góp ý kiến về các tư tưởng, các lý luận, các lời phê phán những tác phẩm của các nhà bác học đương thời. Cậu cũng trình bày những điều do mình khám phá.Theo phương pháp Hình Học của Desargues, Pascal đã hoàn thành cuốn "Khảo Sát về Thiết Diện Côníc" (Traité des sections coniques, 1640) khi chưa tới 16 tuổi. Tác phẩm này bao gồm các công trình của Apollonius, nhưng đã được Pascal tự tìm ra và lại chứng minh bằng một phương pháp luận lý vừa đơn giản hơn, vừa tổng quát hơn. Tác phẩm của Pascal đã khiến rất nhiều nhà toán học tài ba đương thời phải khâm phục, kể cả Cha Mersenne và Descartes, và ai cũng đồng ý rằng cuốn sách đó xứng đáng là công trình của một bậc thầy chứ không phải là của một thiếu niên chưa đủ 16 tuổi. Nhiều người đã thúc dục Pascal đưa in tác phẩm nhưng do lòng khiêm tốn, cậu đã từ chối vì vậy ngày ngay người ta chỉ còn lưu giữ được hai cuốn sách đầu tay của nhà thiên tài toán học Pascal.Năm 1638, khi chính phủ Pháp ra lệnh giảm bớt lợi tức của Tòa Đô Chính Paris, một nhóm người đã đứng lên phản đối trong đó có người cha của Pascal. Vì vậy ông Etienne bị Thủ Tướng Richelieu cho người theo dõi và phải trốn về miền Auvergne. Lúc bấy giờ, Pascal 15 tuổi và cô em gái Jacqueline 13. Giống như anh trai, Jacqueline cũng nổi tiếng là một thần đồng về thơ văn. Khi lên 11 tuổi, Jacqueline đã sáng tác được một kịch thơ 5 hồi và tác phẩm thơ này đã được giới văn nghệ Paris ưa chuộng. Rất nhiều người và ngay cả Thi Hào Corneille đều ưa thích đọc thơ của Jacqueline.Nhờ tài năng về Thơ Phú, Jacqueline được phép đóng kịch trước Hồng Y Giáo Chủ Richelieu. Vị Thủ Tướng này đã không tiếc lời khen ngợi cô bé và hỏi thăm về gia cảnh. Nhân lúc này, Jacqueline liền ngâm một bài thơ xin ân xá cho cha và Thủ Tướng đã nhận lời. Ông Etienne nhờ vậy được phép trở lại Paris và lại được cử giữ chức vụ Giám Đốc Thuế Vụ miền Rouen. Nhưng trách nhiệm này làm ông Etienne mệt mỏi vì sổ sách kế toán quá nhiều. Để giúp đỡ cha, Pascal đã sáng chế ra một chiếc máy tính mà nguyên tắc của nó còn được áp dụng cho các loại máy tính tối tân ngày nay. Phát minh này đã làm dang tiếng của Pascal vang lừng.Vào các năm trước, gia đình Pascal tuy ngoan đạo nhưng tôn giáo chưa được coi là quan trọng cho tới năm 1646, dòng tu khổ hạnh (Jansenism) của Cơ Đốc Giáo đã ảnh hưởng tới vùng Pascal cư ngụ. Đây là nhóm tôn giáo chủ trương do ông Cornelis Jansen, một giáo sư thần học gốc Hòa Lan, sống tại Louvain. Các niềm tin của giáo phái này khác hẳn với các lời rao giảng của các giáo sĩ Dòng Tên (the Jesuites). Ông Etienne Pascal, do không ưa thích tôn giáo, nên đã mang gia đình dọn lên thành phố Paris. Tới khi ông Etienne qua đời vào năm 1651, cô em gái Jacqueline của Pascal liền vào nhà tu tại Port Royal. Do ảnh hưởng này, Pascal đã để tâm tới tôn giáo cũng như tới các vấn đề thần học.Cũng vào năm biết tới dòng tu Khổ Hạnh, Pascal đã thực hiện lại các thí nghiệm của Torricelli và phổ biến các điều khám phá của mình trong tác phẩm "Các thí nghiệm mới liên quan tới khoảng chân không" (Nouvelles expériences touchant le vide, 1647). Pascal đã dựa vào thí nghiệm rồi dùng lý luận, đánh đổ các quan niệm cổ xưa của Aristotle về chân không và ông cũng đưa ra những khám phá mới về áp suất không khí. Pascal đã tìm thấy kết luận rằng càng lên cao, áp suất của không khí càng giảm đi. Để kiểm chứng điều này, Pascal đã nhờ người anh rể là Florin Perier lên ngọn núi Puy-de-Dome thực hiện nhiều thí nghiệm cần thiết. Các kết quả của Perier đã xác nhận lời tiên đoán của Pascal. Do khám phá này của Pascal, các nhà khoa học đã chế tạo được các phong vũ biểu và các cao độ kế.Trong khi nghiên cứu các thí nghiệm của Torricelli, Pascal còn tìm cách tổng quát hóa những ý niệm về chất lỏng. Ông đã thiết lập nhiều định luật về áp suất của chất lỏng để rồi phổ biến qua tác phẩm :"Khảo sát sự cân bằng chất lỏng" (Traité de l 'équilibre des liqueurs). Cuốn sách này được hoàn thành vào năm 1651 nhưng mãi tới năm 1663 mới được xuất bản và căn cứ vào đó, nhiều nhà khoa học đã coi Pascal là một trong những người sáng lập ra môn Thủy Động Học (Hydrodynamics).Sau khi người cha thân yêu qua đời, Pascal không chuyên tâm nhiều vào việc khảo cứu khoa học. Ông thường giao du với nhiều người, nhất là Hầu Tước trẻ tuổi De Roannez và Hiệp Sĩ De Mere. Chính trong thời kỳ này, ông đã chuyên đọc về Epictète và Montaigne. Do sự đi lại với De Mere, Pascal đã lưu tâm tới lý thuyết toán học của cách đánh bài. Ông bắt đầu nghiên cứu phép tính Sác Xuất (Probability) rồi vào năm 1654, đã phổ biến các kết quả qua các bức thư viết cho Fermat và qua cuốn "Khảo Sát về Tam Giác Số Học" (Traité du triangle arithmétique).Cũng vào năm 1654, Pascal tới Port Royal thăm cô em gái Jacqueline đang sống trong tu viện. Cuộc đi thăm này khiến cho Pascal cảm thấy "ghê tởm cực độ các sự giả dối của đời người". Sự bất toại nguyện càng tăng thêm cho tới khi "đêm lửa" xẩy đến, làm thay đổi hẳn cuộc sống cũ của Pascal. Chính vào đêm 23 tháng 11 năm 1654 đó, trong khi đang khảo cứu Toán Học, Pascal cảm thấy như được đối thoại cùng Thượng Đế trong hai tiếng đồng hồ. Pascal thấy mình đã nhận lãnh một chức vụ thiêng liêng, rồi vì quá xúc động, ông nguyện hiến cả đời mình cho Thượng Đế và quyết tâm làm tỏ đức tin nơi Đấng Chí Tôn.Vào năm 1655, Antoine Arnauld, nhà thần học chính thức của Port Royal bị các nhà thần học Sorbone kết án, nhất là về lối tu khổ hạnh (Jansenism) đối với Chúa Cứu Thế. Có lẽ do chính Arnauld khuyến dụ, Pascal đã viết ra các bức thư Provinciales. Lối hành văn cũng như cách tranh luận của Pascal qua tác phẩm này đã quyến rũ được dân chúng Paris, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1656 tới tháng 4 năm 1657. Khi sống tại Port Royal, Pascal được mời viết cho nhà trường các bài giảng về Hình Học, có lẽ vì lý do này, Pascal đã viết nên cuốn "Phương Pháp chứng minh Hình Học" (On Geometrial Demonstrations).Thời còn thơ ấu, thể chất của Pascal rất mỏng manh, nên khi lớn lên, tình trạng sức khỏe của ông cũng không được khá. Vào năm 1658, Pascal lại bị chứng đau răng hành hạ và vì muốn tìm quên nỗi đau nhức, Pascal quay ra làm Toán. Ông nghiên cứu hình học Cycloide, là thứ hình học đang được Roberval và các nhà toán học đương thời khảo sát. Pascal đã tìm ra được nhiều tính chất quan trọng nhưng vì muốn chứng tỏ các điều khám phá của mình có thể giải đáp được nhiều bài toán hắc búa, Pascal đề nghị một cuộc thách đố vói các nhà toán học. Nhiều người đã nhận lời trong đó có Wallis và Laouère, nhưng rồi chỉ có Pascal cho ra các kết quả hoàn toàn.Càng về cuối đời, Pascal càng sống khổ hạnh. Sau khi đứa cháu của ông được cứu khỏi tại Port Royal và được mọi người coi là một sự huyền diệu, Pascal chuyên tâm đọc sách và kiếm tài liệu để viết nên cuốn sách "Biện hộ cho Thiên Chúa Giáo" (Apology for the Christian Religion) mà sau này, tác phẩm đó được phổ biến sau khi ông qua đời dưới tên là "Tư Tưởng" (Pensées).Tháng 6 năm 1662, Pascal đem nốt căn nhà ở tặng cho một gia đình nghèo đang mắc bệnh đậu mùa. Ông dọn tới ở nhờ người chị gái Gilberte. Tại nơi này, Pascal bị ốm nặng và cơn bệnh còn hành hạ ông trong hai tháng. Pascal qua đời vào ngày 19 tháng 8 năm đó, hưởng thọ 39 tuổi.Năm 1962, cả nước Pháp đã làm lễ kỷ niệm 300 năm ngày húy kỵ của Blaise Pascal, nhà bác học kiêm triết gia kiêm văn sĩ. Để ghi nhớ bậc Vĩ Nhân Khoa Học này, người ta đã phát hành tem thư, tổ chức các buổi thuyết trình về Triết Học, Toán Học và Văn Chương. Nhiều phòng triển lãm đã trưng bày các tác phẩm của Pascal cùng chiếc máy tính, phát minh lừng danh của ông. Qua các bài diễn văn, các Viện Sĩ Louis de Broglie, Francois Mauriac. đã ca ngợi Blaise Pascal là một thiên tài của Nhân Loại, đã mang cả cuộc đời phụng sự cho Khoa Học và Triết Học

(tai liệu từ thegioiebook.com)

louis pasteur - người tìm ra văcxin phòng dại


Lần đầu tiên thử nghiệm văcxin dại trên người, Louis Pasteur rất lo lắng. Ông viết thư tâm sự với con trai: "Con thử tưởng tượng xem trái tim đau khổ của bố sẽ bị vò nát, cấu xé đến chừng nào nếu như phải chứng kiến một nhân mạng mất đi vì liều văcxin của bố".Louis Pasteur sinh năm 1822 tại vùng Dole (Jura, nước Pháp). Bố ông sau khi giải ngũ trở về chỉ làm nghề thuộc da và rất nghèo. Cụ mong đợi con trai trở thành một thầy giáo vì nghĩ rằng làm thầy giáo thì nhàn hạ hơn nghề thuộc da của ông.Thuở nhỏ, Pasteur rất mê học vẽ và ai cũng tưởng sau này cậu sẽ trở thành một họa sĩ. Năm 19 tuổi, Pasteur đỗ tú tài văn chương và trở thành người phụ giảng ở trường trung học này; một năm sau nhận thêm bằng tú tài toán tại Dijon. Sau đó, ông thi đỗ vào ENS - trường cao đẳng sư phạm danh tiếng ở Paris và tốt nghiệp cử nhân khoa học, được cử làm giáo viên của Trường trung học Tournon ở Ardèche. Nhưng với lòng ham mê nghiên cứu khoa học, Pasteur xin ở lại Trường ENS để làm kỹ thuật viên hóa học. Ông được làm việc tại phòng thí nghiệm của viện sĩ Balard và có dịp gặp giáo sư Laurant ở đó. Vị giáo sư này nhận thấy ở Pasteur tiềm ẩn một tài năng và nhận làm trợ lý nghiên cứu cho mình.Ở tuổi 25, Pasteur nhận bằng tiến sĩ khoa học. Trong những năm 1861-1862, ông đã công bố các nghiên cứu về việc rượu vang xuất khẩu bị chua là do tác động của các vi khuẩn acetic và được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học. Một năm sau, Napoléon III yêu cầu ông nghiên cứu về các bệnh ở nho, về ảnh hưởng của ôxy đối với quá trình sản xuất rượu vang. Pasteur cũng công bố các nghiên cứu về bệnh của tằm và phương pháp khử trùng mới của mình: khử trùng ở 63 độ C trong 30 phút hoặc 72 độ C trong 15 giây.Năm 1868, Pasteur nhận bằng bác sĩ y khoa ở Đại học Bonn (Đức) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Sau đó thật không may, ông bị liệt nửa người trái, nhưng con người khoa học trong ông vẫn vượng sức với sự lao động miệt mài và không ngừng sáng tạo. Nhà khoa học này đã nghiên cứu về bệnh than và sự nhiễm trùng máu, công bố lý thuyết về mầm bệnh và việc ứng dụng chúng trong y học, về sự hoại thư và về sốt hậu sản.59 tuổi, Luis Pasteur công bố các nghiên cứu về bệnh sốt vàng và thành công trong việc chế tạo văcxin chống bệnh than. Sau đó, ông nghiên cứu về bệnh đóng dấu ở lợn và chế tạo ra văcxin phòng bệnh này.Tháng 7 năm 1885 là mốc rất quan trọng trong lịch sử y học, khi ông thành công trong việc sử dụng văcxin chống bệnh dại ở người. Bệnh nhân là cháu bé Joseph Meister, 9 tuổi, bị chó dại cắn 14 vết rất nặng trên tay. Mặc dầu đã thử nghiệm nhiều lần văcxin của mình trên động vật nhưng Pasteur rất hồi hộp khi phải bắt buộc dùng trên cơ thể người vì giữa người và vật có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau... Nhưng chỉ ít hôm sau, ông đã sung sướng viết cho con mình để báo tin Joseph Meister đã ra viện, 3 vết tiêm sau cùng của cháu hơi bị tấy đỏ nhưng không can gì. Cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên, không sốt...Sau 3 tháng và 21 ngày tiêm thuốc, bé Meister vẫn khỏe mạnh như thường. Và Pasteur báo cáo về thành công này trước Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Chủ tịch Viện nói: "Vinh quang thay cho nền khoa học khi phát minh ra phương pháp chống bệnh dại - một bệnh khủng khiếp mà bao nhiêu thế kỷ nay chưa ai thoát khỏi tử vong. Từ hôm nay, nhân loại đã được trang bị một vũ khí để chống lại căn bệnh quái ác này".Một tháng sau đó, Pasteur được bầu làm thư ký vĩnh viễn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp, nhưng ông lại bị liệt nốt nửa người phải. Cũng trong năm này, ông tham gia vào thực nghiệm dùng vi khuẩn để tiêu diệt đàn thỏ sinh sản quá mức trong môi trường tự nhiên ở Australia. 10 năm sau, Pasteur qua đời sau một cơn urê huyết cấp.Khoảng 3 năm sau khi thử nghiệm thành công văcxin dại, Viện Pasteur đầu tiên đã được khánh thành ở Paris. Sau đó, các viện Pasteur lần lượt mọc lên ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, và hàng chục triệu liều văcxin chống dại đã được sản xuất.

Isaac Newton - Nhà khoa học phát hiện ra lý thuyết trọng lực và các định luật chuyển động


Isaac Newton - Nhà khoa học phát hiện ra lý thuyết trọng lực và các định luật chuyển động Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 4 tháng 1 năm 1643. Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất sớm vào tháng 10 năm 1662. Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất, ông tiếp tục được cho học Đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.Mục tiêu ban đầu của Newton tại Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1665, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do dịch cúm. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong tước hiệp sĩ năm 1705. Những năm cuối đời, Newton trải qua một cuộc cãi cọ phức tạp với Leibniz về việc ai là người sáng tạo ra giải tích trước. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.

Charles Darwin - Người làm thay đổi các quan điểm của tôn giáo


Charles Darwin sinh ngày 12/2/1809 tại thành phố Shrewbury nước Anh trong một gia đình trí thức. Cha của ông là một bác sĩ giỏi, anh trai ông cũng là một bác sĩ. Ông bố rất muốn Charles cũng trở thành bác sĩ nhưng ngay từ bé cậu chẳng thích thú gì với nghề này, chỉ thích săn bắt và rong chơi. Người cha đã phải thất vọng nói với Charles: “Mày chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài việc săn bắt, rồi mày sẽ là một điều ô nhục cho bản thân mày và gia đình mày”. Các thầy giáo ở nhà trường cũng đồng quan điểm đó với cha ông. Khi xong trung học, Darwin dành nhiều thời gian để đi lang thang trong những cánh rừng quanh vùng, cậu thích sưu tập những vật như đá, côn trùng,cây cỏ,v.v khiến người cha càng điên tiết.Người cha đã buộc cậu phải đến Edinburg học trường đại học Y, nhưng khi tới đó, Darwin lao vào sưu tầm các sinh vật biển, gặp gỡ những người khác quan tâm đến sinh vật và gia nhập vào giới nghiên cứu lịch sử tự nhiên. Việc học ở trường Y bị sao nhãng, sau đó cậu bỏ hẳn. Người cha rất thất vọng khi Darwin không thể nào trở thành bác sĩ, nhưng dầu sao cậu cũng phải có một nghề gì đó để vào đời, thế là người cha quyết định cậu sẽ trở thành một cha đạo ở nông thôn. Nhưng muốn làm giáo sĩ thì phải có học, vì vậy cậu phải đi học. Thế là Charles Darwin lại xuống miền Nam, vào học đại học Cambridge. Trong thời gian này cậu chỉ chú tâm vào hai việc: sưu tầm bọ cánh cứng và săn bắn. ở đây, có hai người rất đồng cảm với sự quan tâm của cậu về khoa học và sau này là bạn cậu, đó là nhà thực vật học John Henslow và nhà địa chất Adam Sedgwick. Henslow đã mở rộng tầm nhìn của Darwin, ông dẫn cậu đi theo những đợt khảo sát thực tập, tiếp đón cậu tại nhà và cho cậu đọc các tác phẩm của nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học nổi tiếng của Đức là Alexander von Humboldt. Mặc dù học hành phất phơ, Darwin vẫn xoay xở để đạt được mảnh bằng tốt nghiệp đại học vào năm 1831. Tháng 8 năm đó Darwin nhận được một lá thư làm thay đổi cả cuộc đời cậu. Henslow và George Peacok, một nhà khoa học ở đại học Cambridge, đã viết thư thông báo cho Darwin là Chính phủ Anh đang tiến hành khảo sát bờ biển Nam Mỹ và một vài hòn đảo ở Thái Bình Dương. Họ được yêu cầu tiến cử một người để làm việc với tư cách là nhà tự nhiên học cho chuyến đi, quan sát, ghi chép và sưu tầm bất cứ thứ gì liên quan đến các vùng đất mà con tàu ghé thăm. Họ đã chuyển lời mời này đến Darwin. Lời mời khiến Darwin hồi hộp, cậu hầu như không tin vào điều đó. Tại sao người ta lại mời cậu - một người vừa tập tễnh bước vào môn khoa học tự nhiên? Thì ra lý do rất đơn giản: thuyền trưởng con tàu khảo sát là một thanh niên không lớn hơn Darwin bao nhiêu, ông ta cũng muốn có bầu bạn cùng trang lứa trong suốt cuộc hành trình. Quá sung sướng, Darwin ngay lập tức nhận lời nhưng cậu gặp phải cản trở là cha cậu, ông chỉ muốn cậu có một công việc “xứng đáng” theo ý ông. Ông tuyên bố: Nếu con tìm được bất cứ người nào có lương tri khuyên con nên đi thì ba sẽ bằng lòng. Chán nản, Charles Darwin bỏ đi chơi thăm bà con, bạn bè trong vùng và đến chỗ ông cậu săn gà gô. Cậu ruột ông- Josiah khi nghe cháu kể lại chuyện bị cha cản trở không cho đi khảo sát ở Nam Mỹ thì rất bức xúc, ông cho rằng đây là dịp may tuyệt vời và ngay lập tức kéo Darwin về nhà thuyết phục cha của Darwin. Cha cậu buộc phải chấp nhận vì rõ ràng cậu Josiah là người “có lương tri”. Hành trình khám phá thế giới tự nhiên Ngày 27 tháng 12 năm 1831 con tàu Beagle nhổ neo khởi hành tiến vào Đại Tây Dương mang theo Charles Darwin - người mà sau đó đã làm chấn động nhân loại vì học thuyết của mình. Darwin đến Nam Mỹ sau 63 ngày lênh đênh trên biển. Nơi đây là một thiên đường giành cho chim thú, côn trùng và thảo mộc. Công việc của Darwin là săn lùng các mẫu vật, lột da và nhồi bông để gửi về quê hương nước Anh. ở Achentina, Darwin đã phát hiện ra một nghĩa địa của những con vật khổng lồ, những “quái vật” đã bị tuyệt chủng. Những mẩu xương đầu tiên mà Darwin khai quật xưa kia thuộc về một sinh vật khổng lồ gọi là Megatherium, tiếp đó là một loài thú gặm nhấm Megalonyx, sau đó là con Scelidotherium, v.v. Hết sức phấn khởi, Darwin đã mang những vật khổng lồ sưu tầm được về tàu khiến thuỷ thủ đoàn tức điên lên vì họ cho là ông làm bẩn tàu. Trong khi đó Darwin nghiền ngẫm kho tàng quý báu của mình, ông đặt câu hỏi: Mối quan hệ giữa các vật hoá thạch và các loài tương cận hiện nay là gì? Tại sao các sinh vật khổng lồ này biến mất? Chúng đã biến mất như thế nào?. Theo Darwin, có những thay đổi nào đó trong những điều kiện sống đã tiêu diệt những loài thú khổng lồ. Nhưng là những thay đổi nào? Vì sao tất cả đều bị huỷ diệt? Những bản sao nhỏ hơn của chúng như con lười, con ta-tu và con Capybana sao còn tồn tại? Những loài thú này có cạnh tranh với các loài thú khổng lồ và ngốn hết thức ăn của chúng hay không?. Hành trình men theo bờ biển phía Đông càng ngày càng làm Darwin hiểu thêm nhiều điều về sức mạnh của tự nhiên và tác động của nó. Trên dải núi Anđét, ông bắt gặp những lớp vỏ sò hoá thạch còn sót lại trên đỉnh núi. Khi tàu bỏ neo ở bờ biển Chilê, ông chứng kiến núi lửa phun. Không lâu sau đó ở thành phố Conception ông đã chứng kiến hậu quả khủng khiếp của động đất làm thay đổi bề mặt của vùng đất đó… Ông luôn quan sát, ghi chép cẩn thận mọi điều. Ngày 15/9/1835 tàu đến quần đảo Galapagos, đây là một nơi bảo tồn thế giới động vật tự nhiên cực kỳ phong phú. Darwin đã bị mê hoặc bởi các sinh vật trên đảo và khám phá ra nhiều điều lạ như rùa ở các đảo khác nhau có những dấu hiệu khác nhau, chỉ một loài chim Kim Oanh cũng có những kiểu mỏ khác nhau, v.v. Sau cuộc hải trình đến Thái Bình Dương, qua ấn Độ Dương và tiến lên phía bắc vượt Đại Tây Dương, vào tháng 10/1836, sau 5 năm lênh đênh khắp châu Mỹ ông đã về quê hương nước Anh. Ông hết sức ngỡ ngàng và thích thú khi thấy mọi người đều biết đến ông và công việc của ông, thì ra họ đã đọc những bức thư và xem các mẫu vật ông gửi về. Hiệp hội địa chất đã chấp nhận ông làm thành viên và sau đó bổ nhiệm ông làm thư ký Hiệp hội. Tiếp theo là thời gian bận rộn nhất, Darwin phải nghiên cứu tất cả các mẫu vật ông đã sưu tập như quan sát xếp loại, ghi chép các kết quả. Ông đã cho phát hành bộ sách gồm 5 tập mô tả việc nghiên cứu động vật qua chuyến đi khảo sát, ông còn viết một quyển nhật ký hành trình có tên “Nhật ký về những cuộc khảo sát trong cuộc hành trình trên tàu Beagle”. Năm 1842 Darwin bắt đầu công việc làm ông nổi tiếng trên toàn thế giới sau này. Ông quan sát và làm thí nghiệm không biết mệt mỏi như chọn bồ câu, nghiên cứu việc thụ phấn của những cây nhựa ruồi, lai tạo những loại bắp cải và phân tích các kết quả. Darwin nghiên cứu một lý thuyết để kiểm tra ngược lại các khám phá, để hình dung và kiểm tra lại một lần nữa.Thuyết tiến hoá gây chấn động thế giới Năm 1838 tình cờ ông đọc được quyển sách của nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Thomas Malthus có tên: “Tiểu luận về nguyên tắc dân số”. Thomas mô tả tương lai bi thảm của loài người do gia tăng dân số qúa nhanh, cứ 25 năm dân số sẽ tăng gấp đôi. Nguồn dự trữ lương thực không gia tăng nhanh như vậy, do đó con người luôn bị nạn đói đe doạ. Những yếu tố kiểm soát được dân số là những thảm họa như chiến tranh, đói kém và bệnh dịch, nếu một số người còn sống thì số khác phải chết, cuộc sống chính là một cuộc đấu tranh triền miên… Đọc sách của Malthus, lập tức Darwin liên tưởng đến thế giới động thực vật. Động thực vật gia tăng còn nhanh gấp nhiều lần con người. Tất cả mọi sinh vật đều phải ganh đua nguồn thức ăn, phải đấu tranh với nhau để tồn tại. Những loài tồn tại được là những loài thích ứng tốt nhất với hoàn cảnh, chúng có đặc điểm nhỏ so với đồng loại của chúng. Khi tồn tại chúng sẽ sinh sản con cái và cháu chắt của chúng cũng với hình thức như thế. Ông đã đưa ra ý tưởng các loài trên thế giới không phải được hình thành bởi sự sáng tạo đơn giản, đột ngột của Thượng đế. Thay vào đó chúng đã phát triển, tiến hoá từ những loài có mặt sớm hơn. Sức mạnh làm cho các loài mãi tiến hoá đó là sự chọn lọc tự nhiên. Quá trình bảo tồn các đặc điểm giúp cho một cá thể sinh tồn. Trong mỗi loài những đặc điểm riêng sẽ truyền từ thế hệ những con vật sống sót này đến thế hệ tiếp theo, sau cùng chúng được chia sẻ bởi một số lớn cá thể. Bây giờ tất cả những cá thể này đều là thành phần của một loài mới, khác với loài mà từ đó nó đã phát sinh. Từ loài mới, một hoặc thậm chí nhiều hơn các loài mới hơn có thể xuất hiện. Đến lượt chúng, chúng cũng có thể đã thay đổi ngày càng nhiều và khác nhau cũng như khác với loài đã sinh ra chúng. Darwin đã bỏ ra chừng 14 năm để hoàn thiện lý thuyết của ông. Năm 1856 ông bắt tay vào viết quyển sách lớn “Nguồn gốc các loài” - đây là công trình vĩ đại của đời ông. Năm 1859, quyển sách được xuất bản đã gây chấn động dư luận. Quyển sách chỉ gồm 600 trang, nêu những quan điểm dứt khoát về nguồn gốc loài người. Ông viết ở những trang đầu: “Tôi tin chắc rằng động vật bắt nguồn hầu hết từ 4 hoặc 5 ông tổ mà thôi, còn thực vật cũng thế hoặc ít hơn”. Tiếp theo là một gợi ý có tính thăm dò, cho rằng tất cả các loài động thực vật có thể bắt nguồn từ một dạng tổ tiên đơn độc. Từ quan điểm thuần lý thì con người là gì nếu không phải là một loài … động vật. Cuốn sách của Darwin lúc đầu chỉ được in với số lượng rất khiêm tốn là 1250 bản, nhưng vừa xuất hiện nó đã bán rất chạy và nhà xuất bản phải in thêm rất nhiều. Cuốn sách đã bị giáo hội đả kích kịch liệt bởi theo Darwin viết trong sách thì con người không phải “được tạo nên theo hình ảnh của Thượng đế” như những rao giảng của Kinh thánh, con người không phải là chúa tể của sự sáng tạo, những kẻ vượt trội hơn mọi vật khác trên thế giới mà chỉ là những sinh vật như bất cứ sinh vật nào khác, được tiến hoá từ những sinh vật đầu tiên. Giới khoa học, ngược lại, chấp nhận chủ thuyết của Darwin, đến năm 1870 có đến ba phần tư các nhà sinh vật học nước Anh theo thuyết tiến hoá, năm 1880, hầu hết họ ủng hộ quan điểm của Darwin. Trên đà thắng lợi, năm 1867 Darwin đã viết sách về nguồn gốc loài người có tên: “Hậu duệ của con người” công bố năm 1871, khẳng định loài người và loài khỉ cụt đuôi đã tiến hoá từ cùng một tổ tiên như nhau: một loài bốn chân. Cũng như cuốn trước, cuốn sách này đã tạo ra sự náo động trong dư luận và giáo hội gay gắt phản đối. Darwin chẳng hề quan tâm đến điều đó, ông tiếp tục viết tiếp cuốn sách có tên: “Biểu lộ cảm xúc ở người và loài vật” bàn về những cách thức mà loài người và loài vật biểu lộ cảm xúc, Darwin đã công bố những khám phá về sự biểu lộ và cử chỉ chung cho cả hai loài. Chân lý thuộc về ông, Darwin đã được tặng thưởng Huân chương Copley của Hiệp hội Hoàng gia về những công trình nghiên cứu địa chất, động vật học và sinh vật học của ông. Ngày 19 tháng 4 năm 1882 Charles Darwin mất, hưởng thọ 73 tuổi. Ông đã được Chính phủ Anh tổ chức tang lễ với nghi thức Quốc tang và được chôn tại tu viện Westminster ở London - nơi chỉ dành cho các vĩ nhân

Guglielmo Marconi - Cha đẻ của vô tuyến điện


Ngày 25 tháng 4 năm 1874, tại vùng Bologne nước ý có một cậu bé chào đời, đó là Giuglielmo Marconi - người sau này bằng phát minh của mình đã tạo nên một cuộc cách mạng trong công nghiệp truyền thông.Gia đình Marconi khá giàu có, cha cậu là một điền chủ, họ sống trong ngôi biệt thự lộng lẫy ở Pontechio, mùa đông họ chuyển đến sống ở Florence - nơi có khí hậu ấm áp hơn. Guglielmo được chăm sóc rất đầy đủ, cậu có các gia sư riêng nhưng cậu rất lười học và không bao giờ được gọi là một đứa trẻ ngoan. Tuy nhiên cậu cũng có hai nét tính cách mà sau này tỏ ra hữu ích trong công việc, đó là cậu có thể tập trung cao độ để làm việc trong một thời gian dài và cậu có thể thuyết phục được người khác tin vào những cái cậu làm. ở trường học cậu chỉ thích các môn hoá học, vật lý và đặc biệt là điện. Trước khi Marconi ra đời 10 năm - năm 1864, một nhà bác học xứ ê-cốt là James Clerk Maxwell đã đưa ra lý thuyết: Sự biến đổi dòng điện trong một vật dẫn sẽ gây ra một sự phát sóng trong không trung, giống như một hòn đá thả xuống nước tất sẽ sinh ra những vòng sóng lan toả ra xung quanh. Những sóng ấy vừa là từ, lại vừa là điện nên người ta gọi nó là sóng điện từ. Chúng có thể được dò ra nhờ các thiết bị điện. Maxwell còn nêu ra ý kiến rằng những tia sáng chỉ là một dạng có thể nhìn thấy được của các sóng điện từ. Tất cả các sóng điện từ đều tự lan truyền với tốc độ của ánh sáng. Điều đó sau này đã được chứng minh hoàn toàn chính xác. Vào tuổi 20, Marconi lao vào nghiên cứu khoa học. Marconi say mê nghiên cứu lý thuyết của Maxwell và nhất là các công trình của Heinrich Hertz - một nhà khoa học Đức. Hertz không cần dây dẫn đã phóng được sóng ête (điện từ) trên một khoảng cách vài mét và ông đã dò ra được chúng. Từ việc làm của Hertz, Marconi nảy ra ý định: với máy điện báo và điện thoại, người ta có thể phát đi qua dây dẫn những thông tin dưới dạng những ký hiệu điện. Vậy thì người ta có thể phát đi những sóng điện từ cũng mang những thông tin ấy dưới dạng ký hiệu được không? Thế là từ đó Marconi nghiên cứu tập trung vào ý tưởng “điện báo vô tuyến” đến khi thành công. Quá trình nghiên cứu Marconi gặp thuận lợi vì được thừa hưởng một số thành tựu của những nhà bác học đi trước. Năm 1890, nhà vật lý người Pháp là Edouard Branly đã nghĩ ra máy “liên kết bằng mạt” cho phép người ta có thể thu được những ký hiệu vô tuyến. Máy của Branly là một máy dò sóng héc (điện từ) được cấu tạo bởi một ống thuỷ tinh chứa mạt kim loại và hai đầu được đóng kín bằng hai cực điện. Dưới tác động của sóng, các hạt kim loại đó tập hợp lại thành mạch và trở thành vật dẫn điện. Marconi đã dùng hai gian phòng rộng trên gác xép của biệt thự để làm thí nghiệm. Cậu thử lại rồi nâng cao những thí nghiệm của Hertz và những người khác. Những thiết bị chủ yếu trong phòng thí nghiệm đều do Marconi tự chế tạo. Trong gia đình chỉ duy nhất bà mẹ hiểu và khích lệ công việc của cậu, cũng chỉ có bà mới được vào phòng thí nghiệm. Vào một đêm tháng 12 năm 1895, Marconi đánh thức mẹ dậy và khoe với bà thành công đầu tiên của cậu. Phía cuối của gian phòng đặt một máy phát sóng vô tuyến, còn ở đầu kia là một máy thu mắc nối với một cái chuông nhỏ. Khi Marconi ấn vào nút điện đặt ở máy phát, máy phát ra những sóng điện từ và lập tức ở đầu kia máy thu nhận được chúng và tiếng chuông reo lên. Mẹ cậu không ngớt lời ca ngợi thành công này còn ông bố thì thản nhiên cho rằng cậu mất thời gian vào một việc lẩm cẩm, theo ông để làm cho chuông reo có nhiều cách đơn giản hơn nhiều, không việc gì cần đến hai cỗ máy cồng kềnh kia. Sau thành công đầu tiên, Marconi chuyển qua chặng đường nghiên cứu tiếp theo. Cậu tiến hành các thí nghiệm ở ngoài trời, giữa khu vườn của biệt thự. Bố cậu không tán thành công việc này bởi ông sợ có người sẽ bị vấp ngã vì vướng phải những sợi dây cáp giăng mắc lằng nhằng ở trong vườn. Marconi đã chế ra chiếc máy phát mạnh hơn và máy thu nhạy hơn. Máy phát mà Marconi sáng chế gồm một máy dao động điện nhanh, gắn với dòng điện có hai cực đặt sát nhau, ở giữa phóng ra những tia sáng tạo sóng. Trên một cực, Marconi mắc một sợi dây nối với một xilanh bằng kim loại, cực kia nối với một tấm kim loại chôn dưới đất. Tia sáng càng lớn thì sóng vô tuyến càng mạnh. Sóng vô tuyến kết tụ những phân tử các-bon hay những phân tử kim loại chứa trong chiếc hộp hình ống để cho dòng điện chạy qua. Marconi cũng cải tiến cả anten. Cậu đã thử nghiệm trên nhiều cự li, nhiều vị trí đặt, nhiều kiểu cấu trúc anten và ở những chiều cao khác nhau để chỉnh anten làm sao cho các sóng có thể lan truyền được xa nhất. Mỗi lần cải tiến lại cho phép Marconi và nhóm công nhân giúp việc của cậu dò ra được những sóng vô tuyến (hay sóng hec) trên một khoảng cách ngày càng xa, mới đầu còn trong khu vườn biệt thự, sau đó vượt khỏi vườn. Máy có thể truyền đi những thông tin được mã hoá bằng ký hiệu Moóc, nghĩa là thay chữ cái bằng các gạch ngang và dấu chấm. Cuối cùng ngay cả ông Giuseppe Marconi cũng bị cuốn hút vào công việc của cậu con trai. Nhóm của cậu con với bộ đồ nghề gồm những cuộn bô bin, những ống thuỷ tinh và dây điện đã có thể phát đi những sóng vô tuyến và thu được nó bằng một máy thu đặt tít phía bên kia đồi, khuất hẳn khỏi tầm nhìn. Đến đầu năm 1896 máy phát và máy thu có thể đặt cách nhau xa tới 2 km. Marconi đã hoàn thành được thiết bị đầu tiên về điện báo không dây. Cậu có thể phát đi những bức điện bằng ký hiệu Moóc trên những khoảng cách mỗi ngày một xa. Thành công này của Marconi là một cuộc cách mạng vĩ đại của công nghiệp truyền thông. Năm 1896, Marconi đến London, ông đã gặp William Preece là kỹ sư trưởng của sở bưu điện London. Preece đã đứng ra tổ chức một cuộc giới thiệu về điện báo không dây của Marconi và đã thành công tốt đẹp. Cũng trong năm này Marconi đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên về thiết bị vô tuyến điện báo. Giấc mơ của Marconi là tăng thêm tầm xa của sóng vô tuyến. Ông tiếp tục tiến hành những thí nghiệm để cải tiến thiết bị. Vào những năm 1897 - 1898, máy vô tuyến điện đã bước vào giai đoạn ứng dụng trong thực tế. Một trạm vô tuyến đã được xây dựng ở Alum Bay trên đảo Wight với cột tín hiệu cao 37m. Năm 1898, Marconi đã đặt một hệ thống vô tuyến trên bờ biển phía Bắc Ailen, nó được ghép với ngọn hải đăng Rathlin Island, hệ thống thứ hai được dựng lên ở Ballycastle. Từ đó những tàu biển đi lại ngoài khơi có thể nhận được những thông tin từ đất liền. Vào tháng 7 năm 1898, tờ Tin nhanh Dublin của Ailen là tờ báo đầu tiên nhận được tin tức bằng vô tuyến. Trong một cuộc đua thuyền buồm ở biển Island, Marconi đích thân đứng ra đưa tin. Ông theo đoàn đua trên một tàu kéo và điện báo những tin tức của cuộc đua cho một trạm thu đặt ở Kingstown. Cũng trong năm 1898, thái tử xứ Uên (sau này là vua Edouard VII) do bị đau đầu gối nên ở lại trên du thuyền, nữ hoàng thì ở đảo Wight. Để tiện liên lạc giữa hai nơi, Marconi đợc mời đến đặt một trạm vô tuyến trên du thuyền và một trạm nơi ở của nữ hoàng. Trong 16 ngày nữ hoàng và thái tử đã trao đổi với nhau khá dễ dàng khoảng 150 bức điện. Ngày 3/3/1899, một con tàu chạy bằng hơi nước bị mắc cạn ở Goodwin Sands, tàu hải đăng đánh điện về đất liền, lập tức những tàu cứu hộ được điều đến ứng cứu. Tất cả thuỷ thủ đoàn và chuyến hàng trị giá trên 50.000 bảng Anh đã được cứu thoát.Ngày 1/3/1899, từ một trạm phát ở Wimereux của Pháp, bức điện đầu tiên bằng vô tuyến điện đã được phát đi, vượt qua biển Manche để tới nước Anh (hai trạm đặt cách nhau 51 km). Cuộc thử nghiệm thành công đã gây ấn tượng mạnh mẽ với chính phủ các nước về tác dụng của vô tuyến. Rất nhiều nước đã đặt hàng vô tuyến điện báo. Thành công này đã khiến Marconi có ước muốn những sóng vô tuyến có thể vượt Đại Tây Dương. Marconi và nhóm của ông bắt tay vào cải tiến các thiết bị vô tuyến thêm một bước. Năm1900, ông nhận thêm bằng sáng chế cho những máy phát và máy thu có gắn thêm một hệ thống điều chỉnh mới và chỉ có một anten có khả năng phát và thu trên nhiều tần số khác nhau. Tháng 7 năm 1900, ông cho xây một trạm vô tuyến có công suất mạnh ở Poldhu (Anh), một trạm thu khác được xây dựng ở Saint Johns thuộc phía đông Canada ở bên kia Đại Tây Dương, cách trạm phát hơn 2700 km. Ngày trọng đại đã đến: Ngày 12 tháng 12 năm 1901, Marconi nghe thấy ba tiếng “tic...tic...” yếu ớt trong máy thu từ nước Anh truyền đến. Những tiếng tic... tic lặp đi lặp lại, đó chính là chữ S trong tín hiệu Moóc. Chữ S được lựa chọn vì nó dễ nhận biết. Thế là vô tuyến đã vượt được Đại Tây Dương, tin này thật bất ngờ và kinh ngạc, ngay cả nhà phát minh vĩ đại của nước Mỹ Thomas Edison cũng phải hỏi lại: “Có thể ông thu phải những tín hiệu nhiễu chăng?”. Tuy nhiên vô tuyến giữa hai châu lục lúc này hoạt động rất yếu, không thể bằng hệ thống cáp ngầm đặt dưới đáy biển. Marconi hiểu rằng nếu không cải tiến điều này thì vô tuyến không thể cạnh tranh được với hệ thống điện báo bằng cáp ngầm. Ông và các đồng sự bắt tay vào cải tiến thiết bị, họ phải tạo ra được những tia sáng mạnh có bước sóng dài 5 cm. Giáo sư Ambrose Fleming, một đồng nghiệp của Marconi đã nghĩ ra một biến áp kép để làm cho điện áp mạnh lên rất nhiều trước khi phát. Sang năm 1903, việc truyền tin giữa hai châu lục tiến hành tốt, các bức điện đã chuyển một cách dễ dàng. Thomas Edison rất ca ngợi thành tựu của Marconi, ông khẳng định người ta sẽ khó mà thấy hết được tầm cỡ công trình của Marconi. Năm 1906, ứng dụng kỹ thuật điều biên (AM), nhà vật lý người Mỹ Reginald Fessenden đã truyền đi qua vô tuyến tiếng nói của mình đến các tàu đang xuôi ngược trên Đại Tây Dương, đây là một tiến bộ lớn bởi trước đó vô tuyến mới chỉ chuyển được những thông tin điện báo bằng ký hiệu Mooc nghĩa là bằng các gạch và dấu chấm. Sau đó kỹ thuật vô tuyến nhờ phát minh ra đèn 3 cực của Lee de Forest đã có bước tiến lớn. Đèn này có thể khuếch đại những tín hiệu điện yếu mà máy nhận được. Cho đến lúc bấy giờ dòng điện có được là dòng điện sinh ra trong anten bởi các sóng vô tuyến, nó rất yếu và chỉ đủ để chạy một máy nghe. Nay với đèn 3 cực, những tín hiệu ấy được khuếch đại và có thể chạy qua loa phóng thanh mạnh. Với những phát minh của mình, Marconi đã lên đến tột đỉnh vinh quang. Năm 1909, ông đã được trao giải Nobel về vật lý vì đóng góp to lớn của ông về điện báo không dây. Càng ngày phát minh của Marconi càng đóng vai trò to lớn trong đời sống con người. Năm 1912, tàu Titanic bị chìm làm 1500 người chết, 700 người khác nhờ có vô tuyến phát đi tín hiệu cấp cứu đã được cứu thoát. Trong chiến tranh vô tuyến đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc liên lạc, truyền tin tức. Vào những năm 20, đài phát thanh - một ứng dụng của vô tuyến đã đi vào đời sống con người. Những năm 1950-1960, truyền hình bắt đầu tiếp bước cho vô tuyến bằng cách sử dụng sóng vô tuyến. Ngày nay sóng vô tuyến có mặt ở khắp nơi: vô tuyến truyền hình, máy thu thanh, điện thọai di động, điều khiển từ xa, Rada... Nhờ Marconi mà thế giới bước vào kỷ nguyên của thông tin vô tuyến điện

(từ thegioiebook.com)

Thomas Edison - Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại


Thomas Edison sinh năm 1847 tại tỉnh Milan, bang Ô-hi-ô (Hoa Kỳ). Khi lên 5 tuổi, gia đình ông chuyển sang sống ở Po Hu-rôn thuộc bang Michigân. Thuở bé, Tôm (tên thân mật của Edison) là một chú bé luôn tìm hiểu mọi vật quanh mình và muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Cái gì cũng làm cậu ngạc nhiên. Nếu không hỏi ai được thì tự mình tìm cách trả lời. Ngay từ bé cậu đã say mê với các cuốn sách và tập làm thí nghiệm. Nhưng chính sự tò mò này đã làm cậu sớm phải rời khỏi trường học. Chuyện là thế này: Vào năm Edison học lớp bốn tiểu học, một hôm cậu xin được hai lọ nhỏ: một lọ đựng Axit, một lọ đựng Amôniac. Tôm muốn làm thí nghiệm xem hai chất đó có hoà tan được với nhau không. Nhưng vì phải ba tiếng sau buổi học mới kết thúc mà cậu nóng lòng muốn thí nghiệm ngay, thế là Tôm quyết định làm ngay ở trường. Khi hai chất này được đổ lẫn vào nhau, lập tức có một tiếng nổ bụp và một làn khói trắng đặc sệt bốc lên mù mịt cùng một mùi khó ngửi. Làn khói lan đi khắp trường, các bạn học sinh chạy ùa đi và hô cháy. Thực ra không hề có ngọn lửa vì Axit phản ứng với Amoniac chỉ sinh khói. Lính cứu hoả đến phun nước khắp trường. Khi “đám cháy” được dập tắt người ta truy tìm thủ phạm và thế là Tôm bị đuổi học. Nhà bác học vĩ đại của nhân loại này chỉ được học đúng đến lớp bốn tiểu học. Về nhà Tôm bị cha đánh cho một trận ra trò. Dưới con mắt của cha và mọi người, Tôm là một thằng bé loạn trí, chỉ có mẹ là luôn thông cảm và yêu quý Tôm, bà tin rằng Tôm sẽ trở thành người có ích.Bị đuổi học, Tôm phải sống một cuộc sống rất nặng nề, cha thường xuyên đánh, bạn bè thì chế giễu. Tuy thế lòng ham học của Tôm không hề giảm sút, trong căn hầm nhỏ của ngôi nhà - nơi mà Tôm biến thành phòng thí nghiệm, em vẫn miệt mài đọc các sách lý hoá và dần dần em đã đi sâu vào môn khoa học đó. Một sự việc bất ngờ xảy ra đã đưa cuộc đời Tôm sang một bước ngoặt. Hôm đó Tôm và chị gái Tania ra ga chơi. Lúc đó một điện báo viên nhà ga có vợ và con đến thăm, ông ta chạy ra đón con rồi vào làm việc tiếp, để cậu con 3 tuổi chơi quả bóng. Bất ngờ quả bóng tuột khỏi tay cậu bé, lăn vào giữa hai thanh ray đường tàu và mắc ở đấy. Cậu bé ngồi gỡ, vừa lúc ấy một đoàn tàu lao vào ga với tốc độ nhanh. Muộn mất rồi, không thể chạy đến kéo bé ra. Đúng lúc ấy Tôm quyết định lao ra nằm úp sấp lên em bé, ép chặt em xuống đất. Đoàn tàu chạy ầm ầm trên đầu hai em. Mọi người há mồm, đứng sững kinh hãi. Khi tàu chạy qua, Tôm và em bé đứng lên bình yên vô sự. Người cha em bé đang nhủn người đi vì đau đớn bỗng sướng như điên, ông ôm Tôm vào lòng và định biếu Tôm ít tiền để ăn quà. Tôm từ chối số tiền đó, cậu ngỏ ý muốn học nghề điện báo. Dĩ nhiên người điện báo viên đó đồng ý. Chỉ một thời gian ngắn cậu bé học nghề đó đã vượt thầy. Không những thế Tôm còn làm được cả một máy điện báo xinh xinh dùng được, bằng toàn ống bơ và hộp sắt. Đây là sáng chế đầu tiên của cậu bé thiên tài Edison. Nhưng cha cậu - ông Samuen Edison, không hài lòng chút nào. Với ông, những trò của cậu con thật vô bổ, nó coi thường những lời dạy bảo của ông. Một buổi chiều ông Samuen bắt Tôm phải vứt tất cả mọi đồ thí nghiệm của em đi. Tôm quá bực dọc nên quyết định bỏ nhà ra đi. Khi cậu vừa ra khỏi nhà thì mẹ cậu đột nhiên nổi cơn đau bụng dữ dội, lúc ấy cha cậu đi xa chưa về. Chị gái cậu là Tania chạy ra ga kịp gọi Tôm về. Tôm lập tức đi gọi bác sĩ còn Tania lên tàu đi Đi-tơ-roi để tìm anh trai cả là Bin. Bác sĩ đến chẩn đoán mẹ Tôm bị đau ruột thừa phải mổ gấp nhưng lúc ấy trời đã tối, mổ trong ánh sáng tù mù rất nguy hiểm, bác sĩ loay hoay không biết phải làm sao. Tôm chợt nghĩ ra một cách: Cậu đến hiệu tạp hoá định mượn một cái gương to nhưng cửa hiệu đã đóng. Không chút do dự, cậu đập vỡ cửa kính bê cái gương ra. Cậu để gương lên bàn, đốt tất cả các đèn nến để trước gương, ánh sáng phản chiếu từ gương hắt lên hố định dùng làm bàn mổ sáng như ban ngày. Bác sĩ rất mừng, ông lập tức bắt tay vào việc, và mẹ cậu đã được cứu thoát khỏi cơn hiểm nghèo. Trưa hôm sau, Tôm ra ga đón chị Tania và anh Bin. Cả nhà ga cũng lo sợ vì vừa nhận được điện báo chiếc cầu trên đường Pathurôn - Đi-tơ-roi bị gãy mà tàu số 7 đang lao vùn vụt trên theo hướng đó. Trên tàu ấy có cả anh Bin và chị Tania. Mọi người ở nhà ga kêu khóc và chạy lung tung, bối rối không biết phải làm sao. Lúc đó, một đầu tàu đi qua chợt kéo một hồi còi dài, một hồi còi ngắn để dẹp đường. Tiếng còi đã làm Tôm nảy ra một kế: cậu chạy đến chiếc tàu, đến bên chiếc tay quay để kéo còi, em kéo từng hồi còi theo tín hiệu moóc-xơ cho Tania: “Tania, hãm tàu lại, cầu gãy”. (Tania đã được Tôm dạy cho biết tín hiệu moóc-xơ). Trong lúc ấy, Tania đang trên tàu số 7, và thiu thiu ngủ, chợt cô nghe mơ màng như tiếng còi gọi đúng tên cô. Đúng rồi, Tôm đang đánh điện nhắc cho cô. Tania chạy vụt ra cửa toa bảo bác lái tàu hãm lại. Bác lái lúc đầu không chịu, tưởng em ngủ mơ nhưng Tania hét toáng lên khiến hành khách hoảng hồn. Bác lái đành hãm tàu lại cách chỗ cầu gãy gần 1 km và cho chạy từ từ. Hú vía, quả là cầu bị nước cuốn trôi, chỉ chút xíu nữa là cả đoàn tàu lao xuống sông, may mà Tôm báo kịp.16 tuổi, Edison lên tỉnh lị Đi-tơ-roi làm điện báo viên, ít lâu sau cậu chuyển sang làm điện báo ở Xitơratpho. Nhưng không lâu sau Tôm nhận thấy rằng công việc đó không thú lắm, vất vả mà lương chỉ vỏn vẹn 25 đô la một tháng, chủ công ty lại là người khắc nghiệt. Edison bỏ đi Mi-chi-gân, đang lang thang không một xu dính túi thì vừa hay đường dây điện báo từ công ty Mi-chi-gân tới ga Ađơrian bị đứt, không tìm được người nối dây vì lúc ấy giữa trưa. Tôm liền xin chữa. Xong công việc giám đốc công ty nhận Tôm vào làm với mức lương 80 đô la một tháng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn Tôm mất việc vì một sự bất ngờ: giám đốc sai cậu điện tới ga một tin khẩn, đường dây lúc đó đang bận, Tôm xin cắt đường dây để điện đi, Giám đốc đồng ý, nhưng ông Tổng Giám đốc biết chuyện bèn gọi Tôm lên quát nạt và sa thải (vì chỉ có Tổng giám đốc mới có quyền cho cắt đường dây), ông giám đốc hèn nhát không dám bênh Tôm. Thế là Tôm lại ra đi, anh đã trải qua nhiều chỗ làm nhưng ở đâu anh cũng bị bóc lột tàn tệ, chế độ làm việc khắc nghiệt. Tôm chẳng có thời gian suy nghĩ làm các thí nghiệm. Vả lại ước mơ của Tôm đâu phải suốt đời làm một điện báo viên, trong đầu anh có biết bao dự định. Anh đã đi NewYork - thành phố lớn nhất nước Mỹ, anh hy vọng thành phố lớn ấy có thể tạo cho anh con đường thoát khỏi mọi khó khăn bế tắc. Edison may mắn xin được vào làm ở công ty Gôn Ri-pôt-tinh, một công ty chuyên theo dõi giá vàng trên thị trường. Để làm được điều này công ty có những tổng đài điện báo khổng lồ, khó vận chuyển và bảo quản, hay hỏng hóc. Anh nhận được chân kiểm tra máy móc với mức lương khá hậu hĩnh. Công việc rất bận, làm 20h mỗi ngày, khiến anh bị kiệt sức rất nhanh. Vậy là sau một thời gian, tích luỹ được chút vốn, Edison đã cùng một người bạn là Flanklin Pop mở chung một văn phòng chuyên hướng dẫn về điện, xây lắp, bảo quản và sửa chữa đường dây điện báo, đường dây cáp, nguồn điện… Công việc của họ khá chạy. Điều quan trọng là Tôm được chủ động trong công việc của mình và không bị ai bóc lột. Năm ấy Edison 22 tuổi, cũng từ đây được giải phóng sức lao động của mình, Edison cho ra đời hàng ngàn phát minh. Công trình đầu tiên mà Edison làm là hoàn chỉnh hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng. Đó là chiếc máy Tic-cơ do Lao-xơ phát minh năm 1867. Flanklin Pop cải tiến vài bộ phận nhỏ, sau đó năm 1869, Edison cải tiến thêm cho thật hoàn chỉnh. Đó là loại máy điện báo duy nhất hồi đó nhận nhanh các tin tức hối đoái ngân hàng. Tin đồn hoàn chỉnh máy Tic-cơ lan đi rất nhanh trong các giới liên quan đến ngân hàng. Lep-phe, một chủ tư bản hồi ấy đã quyết định mua lại của Edison chiếc máy ấy cùng với tất cả hồ sơ lý lịch của máy. Lep-phe hỏi giá máy định tính là bao nhiêu. Edison nghĩ mãi: ba ngàn hay năm ngàn đô. Ba ngàn thì ít mà năm ngàn thì hơi cao. Lưỡng lự mãi, anh trả lời rằng tuỳ Lep-phe định giá. Lep-phe đã trả Edison số tiền mà anh hết sức kinh ngạc: 40 ngàn đô la. Từ đó Edison rút ra kinh nghiệm không nên nói giá phát minh mà để người mua trả trước. Nhờ số tiền này mà Edison đã mở được một xưởng nhỏ chuyên làm theo hợp đồng, công việc rất phát triển, anh phải thuê thêm tới 50 công nhân. Anh em công nhân trong xưởng của Edison được hưởng mức lương cao, tinh thần lao động thoải mái. Từ một xưởng, dần dà Edison phải mở tới ba xưởng mới làm hết việc. Có những công ty điện báo ký hợp đồng vĩnh viễn với Edison về việc trông coi, sửa chữa máy cho họ.Edison hăng say làm việc đến nỗi xảy ra một giai thoại hy hữu: Ông quên cả ngày cưới của mình. Trong ngày cưới, ông bỏ mặc quan khách chờ đợi, bỏ xuống phòng thí nghiệm nghiên cứu tiếp chiếc máy. May mà cô dâu biết, cô bảo anh trai cô xuống phòng thí nghiệm tìm. Sau khi lập gia đình, Edison càng hăng say làm việc, tên tuổi ông nhanh chóng vượt ra khỏi khuôn khổ nước Mỹ. Năm 1873, nhận lời mời của Tổng công ty bưu điện Anh, Edison đáp tàu sang Anh. Trong chuyến đi này ông đã thí nghiệm thành công việc đặt máy liên lạc giữa Luân-đôn và Li-vơ-pun. Về nước, Edison lại lao vào những tìm tòi, phát minh mới. Kết quả là chỉ từ năm 1873 đến 1876 ông đã đệ trình tới 45 phát minh lên cơ quan “Tổng quản lý các phát minh và sáng kiến” Mỹ để cấp bằng. Mùa hè năm 1875, Edison viết thư mời cha về ở cùng. Ông Samuen khi ấy đã ngoài bảy mươi, nhận được thư con, ông đi ngay. Tuy già nhưng ông còn rất khoẻ, ông đã giúp con trai trông coi xưởng máy. Ông già còn tìm giúp con trai một khu đất rộng, đẹp, thuận tiện, cách New York 25 dặm, có tên là Menlô Pac- một làng nhỏ và khá đẹp để Edison xây dựng, mở rộng xưởng của mình. Từ đây, Edison cho ra đời rất nhiều phát minh. Edison ký hợp đồng với một liên đoàn sản xuất máy điện thoại nhằm cải tiến loại máy này. Hồi đó điện thoại chỉ nói chuyện và nghe rõ trong một khoảng cách gần. Edison dùng than nguyên chất làm màng rung ở ống nói và thêm một cuộn cảm ứng vào trong máy. Nhờ màng than có độ nhạy cao và tiếp xúc tốt nên dòng điện ở ống nói biến đổi rất đúng với tiếng nói gốc. Nhờ cuộn cảm ứng mà dòng điện một chiều của ống nói được biến đổi thành dòng điện xoay chiều rồi đưa lên đường dây và truyền đi rất xa. ít lâu sau Edison sáng chế ra một số kiểu máy điện thọai khác như điện thoại dùng điện xoay chiều, điện thoại từ thạch, điện thoại cộng điện, điện thoại chạy bằng pin nước, điện thoại chạy bằng pin khô…Một phát minh nữa lại ra đời: ống nói. Một nghiệp đoàn ở Anh vội đánh điện cho Edison: Mua phát minh ống nói, trả ba vạn. Edison đồng ý bán, nhưng khi nhận tiền ông ngạc nhiên thấy ngân phiếu là 75 vạn đô la. Thì ra ba vạn trong ngân phiếu là ba vạn Lia Xiteclinh, quy ra đô la là 75 vạn. Phát minh nối tiếp phát minh và tiền cứ đổ về với ông như nước chảy. Ông phải đặt một văn phòng kế toán ở Menlô Pac gồm 10 người để họ tính toán tài sản thay ông.Chế tạo được máy ghi âm - thành công chấn động nhân loại Từ năm 1877 khi nghiên cứu cải tiến chiếc máy điện thoại tự động, Edison cứ suy nghĩ mãi làm sao giữ được tiếng nói. Ông nhận xét thấy mỗi lần để mũi kim trượt trên một băng bằng kim loại có những rãnh, những lỗ khác nhau thì lại thấy những âm thanh khác nhau phát ra. Đến khi thực hiện cải tiến máy điện thoại, ông lại hiểu thêm rằng những rung động nhẹ của âm thanh có thể truyền đi được bằng dòng điện, như vậy tất phải ghi nó lại được. Thế là ông quyết định làm bằng được “chiếc máy biết nói”. Biết được quyết định này của ông, người thì bảo ông nuôi ảo tưởng, người thì bảo ông suy nghĩ quá hoá rồ, kẻ thì bảo ông ngông cuồng muốn chiếm cả quyền tạo hoá. Mặc, Edison chỉ bảo họ rằng: “Nếu như vậy bao giờ ta mới chế ngự được thiên nhiên”. Sau hai tuần lễ miệt mài trong phòng thí nghiệm, một hôm Edison mời tất cả mọi người vào phòng thí nghiệm. Một chiếc máy kỳ dị đặt trên bàn, Edison mở đầu: “Ai yếu tim thì xin ra ngoài kẻo tôi không chịu trách nhiệm về tính mạng người đó đâu nhé”. Mọi người nhìn nhau, ai cũng rờn rợn, lo sợ, tim đập gấp trong lồng ngực. Edison mở máy và đột nhiên một bài hát quen thuộc của thời đó vang lên rõ ràng “Cô Ma-ri-a có một con cừu bé”. Ai nấy kinh hãi sững người, hết nhìn máy lại nhìn Edison, một người nào đó bảo: “Đức Chúa đã giáng thế”. Khi Edison thông báo cho thế giới biết phát minh của mình thì không ai tin cả, ngay đến ông chủ nhật báo Khoa học Mỹ cũng khăng khăng đó không phải là sự thật. Edison liền mang máy đó đến tận phòng ông ta và mở máy cho hát vang lên những bài ca do chính Edison hát và máy ghi lại. Ông này vội vàng kêu lên: “Ngừng máy lại, trời sụp bây giờ đây này”. Hôm sau trên trang nhất các tờ báo ở Hoa Kỳ đều đăng trang trọng những tít lớn về “Chiếc hộp biết hát”, người ta tranh cướp nhau những tờ báo để đọc, càng đọc càng ngạc nhiên không hiểu nổi. Phát minh này truyền sang châu Âu khiến cả châu lục này ngạc nhiên, nhiều giai thoại thú vị phát sinh quanh chiếc máy này, chẳng hạn ở Nga người ta sợ hãi gọi đây là “chiếc hộp ma quỷ”. Tiếng đồn cũng vang đến tai đức giáo chủ Vanh Xanh ở New York. Giáo chủ không sao tin được nên đến tận nơi đề nghị Edison ghi và phát lại chính tiếng nói của giáo chủ. Sau khi giáo chủ xem xét kỹ … gầm bàn, gầm ghế xem có ai nấp ở đó không, cuối cùng giáo chủ e hèm dọn giọng rồi tuôn ra hàng tràng tiếng La tinh nhanh như gió. Xong việc, giáo chủ xoa tay: “Nào, bây giờ ông cho máy nói thử xem”. Edison mở máy, cái máy đầu tiên cũng e hèm dọn giọng rồi nhắc lại tràng tiếng la tinh đó nhanh y như thế. Giáo chủ sững sờ không đứng lên nổi, người bảo: “Cho đến nay cả nước Mỹ này chưa có ai nhắc lại những lời vừa rồi của cha đâu nhé”. “Nhưng có máy của tôi làm được” - Edison mỉm cười đáp. Thoả mãn trong việc giữ lại tiếng nói, Edison tập trung vào nghiên cứu bóng đèn điện bởi vì ông rất khó chịu khi buổi tối cứ phải làm việc trong ánh đèn dầu tù mù. Ông nhiều đêm mất ngủ vì cái dây tóc bóng điện, nhiều nhà vậy lý đã loay hoay thí nghiệm tìm cái dây tóc bóng điện nhưng đều thất bại. Sau rất nhiều thí nghiệm, Edison nhận thấy chỉ có sợi bông là có vẻ bền hơn cả. Và ngày 21/10/1879, đèn điện ra đời. Cả phòng thí nghiệm hồi hộp theo dõi đôi bàn tay quý giá của Edison. Hai đầu dây điện vừa chập lại với nhau thì một luồng ánh sáng trắng, chói loà như chớp bừng lên. Đèn điện sáng đúng 47 tiếng mới tắt. Tin thành công trong việc chế tạo đèn điện lan truyền khắp chốn. Người ta kéo về Menlô Pác xem bóng đèn điện đông như hội. Đèn điện ra đời đã đem ban ngày thay thế cho ban đêm. Chỉ một thời gian ngắn sau, khắp New York đã được dùng đèn điện. Sau thành công đèn điện, nhờ một sự tình cờ, Edison phát minh ra xe điện. Số là có nhiều người đến xem đèn điện, trong đó có một cụ già đi bộ tới 12 dặm, cụ ngồi nghỉ bên đường và vừa bóp chân vừa đấm lưng. Đúng lúc ấy Edison đi qua, thấy bà cụ thế ông bèn dừng lại hỏi thăm. Bà cụ bảo giá mà Edison nghĩ được cái xe không cần ngựa kéo mà vẫn đi được thì tốt. Thế là trong óc Edison loé lên ý nghĩ làm xe điện. Chỉ cần ba tuần sau xe điện đã ra đời. Giải quyết xong việc chế tạo đèn điện, Edison lại nghiên cứu tiếp việc giữ lại hình ảnh. Sau nhiều thí nghiệm, cuối cùng Edison đã thành công trong việc chụp nhiều hình ảnh liên tiếp trên cùng một băng nhựa. Cũng như lần trước, những người cộng tác với ông và công nhân trong xưởng là những người đầu tiên được xem thành tựu của ông. Hôm ấy Edison mời mọi người vào phòng kín “xem chiếu bóng” : những hình ảnh quen thuộc hàng ngày như những hàng cây trong vườn, đặc biệt là chúng lay động khi gió thổi. Và kìa, một con chó vẫy đuôi. Cuối cùng mọi người ngạc nhiên đến kinh sợ khi thấy Edison xuất hiện trên truyền hình, ông đi đi lại lại, ngã mũ chào. Rồi thì vợ con ông chơi bóng… Đèn bật sáng, mọi người hoan hô và xô lại chúc mừng thành công mới của ông. Tiếp đó Edison phát minh ra đèn ống. Với phát minh này, Edison đã đi bước đầu tiên khám phá ra điện tử. Sau ba năm, Edison đã nhận thêm một bằng phát minh về vô tuyến điện báo. Rồi nền công nghiệp nặng của Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh. Các nhà máy, xí nghiệp đòi hỏi số lượng sắt ngày một nhiều. Edison đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đó khi nghiên cứu thành công phương pháp lấy sắt khỏi quặng bằng từ trường. Năm tháng trôi qua, phát minh nối tiếp phát minh, Edison chẳng bao giờ chịu nghỉ. Hầu như lúc nào Edison cũng bận rộn với các thí nghiệm, với các ý nghĩ nối tiếp nhau không dứt. Những năm cuối đời, bệnh tình Edison ngày càng nặng nhưng ông vẫn cố gắng làm việc nhiều hơn, có khi suốt đêm trong phòng thí nghiệm. Thầy thuốc và gia đình cố bắt ông nghỉ nhưng cứ xểnh ra lúc nào là ông lại xuống phòng thí nghiệm. Sáng hôm ấy như thường lệ, vợ ông chờ ông ở phòng ăn sáng nhưng mãi không thấy. Bà xuống phòng thí nghiệm gọi ông thì ông đã chết từ khi nào. Đó là ngày 18 tháng 10 năm 1931. Cả bang Vét Orangiơ để tang, cả nước Mỹ đau thương, báo chí mang dải băng tang. Những chiếc máy điện báo - phát minh của ông đã loan báo tin buồn ra khắp thế giới “Edison đã từ trần”. Từng đoàn người nghẹn ngào diễu qua linh cữu ông. Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại đã buộc phải nghỉ ngơi vĩnh viễn nhưng tên tuổi ông chói sáng mãi mãi như một vì sao trên bầu trời nhân loại.