Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Joomla! 1.5.20 ra mắt

Một số vấn đề về đóng gói xuất hiện trong phiên bản Joomla! 1.5.19 đã được khắc phục trong phiên bản Joomla! 1.5.20. Ngoài ra không có sự thay đổi nào từ phiên bản 1.5.19 lên 1.5.20
Tải về bản Joomla 1.5.20

Cài đặt Joomla 1.5

Joomla 1.5 sắp sửa ra đời, 1 thế hệ Joomla mới với rất nhiều cải tiến, như các bạn cũng đã biết, Joomla 1.0.x đã tạo nên được rất nhiều cảm tình đối với nhiều người sử dụng, vậy thì liệu bản 1.5 này có thành công được như vậy không ?

Theo ý kiến của cá nhân tôi, tôi tin tưởng rằng Joomla 1.5 sẽ tiếp nối thành công của Joomla 1.0.x, từng bước khẳng định vị trí của mình trong thị trường phần mềm Quản Trị Nội Dung mã nguồn mở trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng .
Để cài đặt Localhost
---- Dùng cách thủ công, tuy vất vả và mất thời gian nhưng bù lại các bạn sẽ thu lượm được nhiều kinh nghiệm khi tự tay thiết lập được 1 hệ thống web server đơn giản dùng cho công việc học tập và sử dụng.

--- Sử dụng các gói phần mềm có sẵn hiện nay, hiện nay có rất nhiều gói phần mềm có khá đầy đủ những thứ cần thiết để chạy 1 web server như : AppServ, EasyPHP và XAMPP, bạn có thể lựa chọn gói thích hợp với mình nhất, tôi chưa từng chạy hết những gói phần mềm kể trên, nhưng đã từng dùng qua XAMPP và thấy nó khá là ổn, bạn có thể tìm thông tin và download tại

Bước tiếp theo là tải bộ cài đặt Joomla 1.5, tại thời điểm lúc tôi viết bài này thì còn 6 ngày nữa là Joomla 1.5 Beta chính thức ra mắt. http://www.joomlacode.net/gf/project/joomla/frs/ <-- đây là link down bản Alpha Nightly Build, bản gần với Beta nhất

Giải nén gói cài đặt bạn đã tải về vào thư mục nơi bạn cài webserver ( điều này phụ thuộc vào gói cài đặt mà bạn chọn ), trong trường hợp của XAMPP thì thư mục đó có đường dẫn là  : .......\xampp\htdocs\

Đối với các bạn cấu hình PHP và MySQL chung với IIS ( webserver của windows ) thì thư mục thường sẽ là C:/Inetpub/wwwroot/
Tuy nhiên, tôi có lời khuyên đối với Joomla, bạn nên dùng Apache, cũng như khi mua host chạy Joomla, bạn nên mua host  Linux và chú ý SAFE MODE : OFF

Sau khi giải nén, ví dụ thư mục giải nén của bạn là joomla15 thì bạn mở trình duyệt lên và gõ vào như sau :
http://localhost/joomla15/ và enter và bạn sẽ thấy trang cài đặt của Joomla 1.5

Step 1. Language http://joomlaviet.org/images/install_j15_pics/1.png

Ở bước này, bạn sẽ chọn ngôn ngữ cho quá trình cài đặt của mình ,mặc định là tiếng Anh, ngoài ra còn có nhiều thứ tiếng khác nữa. Sau khi chọn ngôn ngữ, nhấn NEXT để qua bước thứ 2

Step 2.Pre-Installation Check http://joomlaviet.org/images/install_j15_pics/2.png

Bước này là bước kiểm tra các thiết lập hệ thống của bạn có đáp ứng được yêu cầu của Joomla hay  không, bước này có 2 phần nhỏ:

Phần 1 là các thiết lập hệ thống mà bạn bắt buộc phải đáp ứng để cho quá trình cài đặt có thể diễn ra suôn sẻ, nếu có bất kỳ thiết lập nào trong phần này của bạn bị đánh màu đỏ, bạn phải tìm cách thiết lập lại, và sau đó nhấn nút Check Again để kiểm tra lại.

Phần 2 là các thiết lập ko ảnh hưởng nhiều tới quá trình cài đặt Joomla nhưng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của Joomla sau này, nếu bạn có 1 vài thiết lập ko đáp ứng được ( màu đỏ ) thì cũng ko sao, tuy nhiên nếu bạn có thể đáp ứng được hết thì quá tốt, trong hình minh hoạ này, tôi có thiết lập register_global ko đáp ứng, vì ngoài Joomla ra thì tôi còn cài 1 số sản phẩm khác và chúng đòi hỏi register_global

Step 3. License:

Một danh sách dài các điều khoản trong giấy phép GNU/GPL, sẽ rất tốt nếu bạn có khả năng hiểu hết những điều khoản và tuân theo nó, trong bất kỳ cuộc chơi nào, luật lệ luôn luôn là 1 phần quan trọng , rất may là trên wikipedia tiếng Việt đã có bản dịch giấy phép này, bạn có thể đọc nó tại đây .
http://joomlaviet.org/forum/index.php?topic=161.0

Step 4. Database: http://joomlaviet.org/images/install_j15_pics/4.png

Đây là bước rất quan trọng và gây rất nhiều khó khăn cho các bạn mới tìm hiểu, nếu bạn thấy khó khăn trong bước này, đừng ngại và hãy đặt câu hỏi bên dưới Smiley

Tôi sẽ giải thích các phần bạn phải điền trong bước này

Database Type: Hiện MySQL hỗ trợ 2 chuẩn là mysql và mysqli ( mới hơn ), nên chọn mysql
Host Name: nếu bạn sử dụng MySQL  trên chính máy bạn cài Joomla ( trong 90% trường hợp ) thì bạn điền vào là localhost, còn trong trường hợp khác, bạn sử dụng MySQL và truy xuất database thông qua 1 máy khác, thì bạn hãy điền tên host đó hoặc IP của host đó vào đây

Username: tài khoản MySQL của bạn, nếu bạn dùng trên localhost thì tài khoản này thường là root ( tài khoản có mức ưu tiên cao nhất ), trong trường hợp các bạn dùng các host shared thì tài khoản này chỉ có tác dụng trong host của bạn và bị giới hạn 1 vài tính năng, nếu bạn chưa biết rõ thông tin tài khoản MySQL của mình, hãy liên hệ với nhà cung cấp host để có hướng dẫn cụ thể

Password: mật khẩu tài khoản MySQL

Check user’s create privileges : bước này sẽ kiểm  tra về quyền của tài khoản MySQL trên, nếu tài khoản của bạn có đủ quyền để tạo CSDL mới thì bước này coi như xong, còn nếu tài khoản của bạn bị giới hạn, hãy liên hệ với nhà cung cấp host để yêu cầu tài khoản mới .

Available collations :
bước này bạn sẽ chọn cách mà database được mã hoá, hãy chọn Utf8_general_ci

Database name:
bước này bạn hãy chọn cho database của mình 1 cái tên, hãy chọn 1 cái tên dễ nhớ và đặc trưng cho trang web mà nó lưu CSDL

Advanced Settings: Các thiết lập nâng cao, ở đây bạn nên quan tâm tới mục prefix, prefix nghĩa là tiền tố,nó sẽ đứng trước tên của các table trong CSDL và dùng để phân biệt với các table khác, nếu bạn có dự tính cài đặt 1 số component cho bản Joomla này, hãy lên danh sách ngay bây giờ và tìm hiểu chúng trước khi cài, vì có 1 số component hay module có yêu cầu liên quan tới prefix này, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây
http://joomlaviet.org/forum/index.php?topic=89.0

Step 5: FTP Configuration : bước này có thể bỏ qua nếu đang cài localhost, nếu cài trực tiếp lên host, hãy điền đầy đủ thông được yêu cầu

Step 6: Configuration http://joomlaviet.org/images/install_j15_pics/6.png
Install default sample data: nếu bạn chưa quen thuộc với Joomla, hãy cài đặt các dữ liệu mẫu để bạn có cái nhìn tổng quát về cách mà Joomla làm việc, sau này bạn có thể xoá bỏ nó đi 1 cách dễ dàng

Load local Joomla! 1.5 SQL script : nếu bạn có cài đặt 1 trang dùng 1.5 trước đây và muốn dùng lại dữ liệu bạn đã có ở trang đó, hãy export dữ liệu từ bản 1.5 cũ và load nó tại đây. Chú ý về table prefix, bạn cần table prefix giốgn nhau ở cả bản mới và bản cũ, được mã hoá bằng Unicode ( utf8 ) và khớp với cấu trúc CSDL của Joomla 1.5

Load migration script : dùng để nâng cấp các trang từ phiên bản 1.0.x lên 1.5, vấn đề này sẽ được trình bày trong bài viết sau, cuối cùng hoàn tất các mục Site Name và Confirm the admin email and password.

Step 7: Finish

Đến đây thì bạn đã hoàn tất các bước trong việc cài đặt Joomla, hãy xoá bỏ thư mục Installation trước khi vào trang web mới cài đặt của bạn

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng XAMPP

1. Web Server là gì ?
Web server (máy phục vụ web) : máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là web server.
Tất cả các web server đều hiểu mà chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx, Apache dành cho *.php, Sun Java System Web Server của SUN dành cho *.jsp…
2. Nên chọn web server nào ?
Tùy thuộc vào các ngôn ngữ lập trình web mà chúng ta chọn webserver cho phù hợp. Để cài đặt web server chạy php thì chúng ta nên dùng Apache.
Một web server có thể chạy được các ứng dụng của php phải tồn tại những thành phần cơ bản sau : Apache-PHP-MySQL. Vài năn trước chúng ta phải cài đặt từng phần riêng biệt để chạy được ứng dụng PHP, nhưng nay đã có gói web server chỉ cần cài đặt một lần là đầy đủ các thành phần cơ bản trên như : AppServ, Wampp, Xampp…
Trong bài viết này, tôi xin đề cử gói XAMPP vì những lý do sau :
- Ngoài việc hỗ trợ các thành phần căn bản như Apache-PHP-MySQL-phpMyAdmin, XAMPP còn hỗ trợ các thành phần khác mà một số web server không có như Webmail-FTP-SSL-Perl.
- sử dụng rất dễ dàng.
- Hỗ trợ đầy đủ các thư viện mở rộng của PHP, đồng thời tích hợp thư viện PEAR.

3. Cài đặt Xampp
Hiện nay đã có Xampp phiên bản 1.7.3 nhưng phiên bản này dùng PHP 5.3 và lúc này PHP 5.3 đã có một số bug, ngoài ra một số host chưa hỗ trợ PHP 5.3 nên ở đây chúng ta dùng phiên bản 1.7.1. Đây là 1 phiên bản chạy khá ổn định trên các mã nguồn Joomla!, Zend Framework, Drupal…
Download Xampp v1.7.1 : http://www.mediafire.com/?mi6sgrop6po8m4m
Sau khi download về, chạy xampp-win32-1.7.1-installer.exe :
Nhấn nút ok để tiếp tục :


Nhấn nút next :

Chọn ổ đĩa và thư mục bạn cài đặt Xampp và sau đó ấn Next :

Chúng ta chỉ nên đánh dấu vào vùng màu đỏ còn các phần còn lại không nên đánh dấu vì nếu đánh dấu thì các dịch vụ như Apache-MySQL-Filezilla sẽ được chạy ngay khi khởi động windows :

Quá trình cài đặt của Xampp :


Sau khi cài đặt xong chúng ra nhấn nút Finish để hoàn tất quá trình cài đặt :

Khi nhấn nút Finish sẽ hiện ra một cửa số hỏi chúng ta có muốn chạy Xampp bây giờ không. Chúng ta chọn Yes để bắt đầu vào bảng điều khiển của Xampp
Để chạy được webserver và PHP script chúng ta nhấn nút Start bên cạnh Apache và MySQL. Chúng ta sẽ được như hình dưới :


Nhấn vào nút Admin bên cạnh Apache để vào trang chính của webserver và nhấn vào nút Admin bên cạnh MySQL để vào phpMyAdmin (phần quản lý MySQL qua giao diện web)
Khi nhấn vào nút Admin bên cạnh Apache chúng ta được giao diện web như sau :


Nhấn vào English, sẽ ra cửa sổ chính của Xampp, đến đây bạn hoàn tất quá trình cài đặt.

                  
(Nguồn : Zend.vn)
4. Tạo Virtual host trong Xampp
Khi chạy Zend Framework project, ta nên tạo cho mỗi Project 1 virtual host để tránh một số lỗi khó hiểu không mong muốn, và cũng để link trên thanh address trở nên thân thiện hơn.
Bình thường, khi muốn chạy 1 project, ta thường phải đặt proj đó trong thư mục xampp/htdocs, và để chạy ta gõ http://localhost/myproject. Bây giờ ta muốn chạy 1 proj mà lại đặt ở ổ D:/myProject, và khi chạy thì gõ : http://myproject thì virtual host sẽ giải quyết vấn đề này.
Để tạo Virtual host, ta vào thư mục cài Xampp->apache->conf->extra, như của tôi là E:\ForWorking\xampp\apache\conf\extra :


Mở file httpd-vhosts.conf bằng notepad :

Bỏ dấu # trước dòng NameVirtualHost *:80
Thêm vào cuối những dòng sau :

    ServerAdmin adminh@me.com
    DocumentRoot "D:/myproject"
    ServerName myproject
    ServerAlias myproject
    #ErrorLog "logs/dummy-host.wds.vn-error.log"
    #CustomLog "logs/dummy-host.wds.vn-access.log" common

 
        Options Indexes FollowSymLinks MultiViews
 AllowOverride All
       Order allow,deny
        Allow from all
 

Đối với những Proj nằm ở ổ đĩa khác và bạn muốn đặt tên domain khác thì bạn chỉ cần thay đường dẫn tới proj tại Document Root, thẻ Director, thay tên tại ServerName và ServerAlias.
Tiếp theo, các bạn vào thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc, mở file host bằng notepad, sau đó thêm vào cuối file như sau :
127.0.0.1 localhost
127.0.0.1 myproject


Save lại. Ok, từ nay các bạn chạy myproject thì chỉ cần gõ http://myproject, thay vì gõ http://localhost/myproject.
Chúc các bạn thành công !