Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Một số thủ đoạn lấn chiếm biên giới nước ta của Trung Quốc

Một số thủ đoạn lấn chiếm biên giới phía Bắc nước ta của “người đồng chí” Trung Quốc


Từ trước tới nay, nhắc tới Trung Quốc, người ta lại nhấn mạnh nào là tình đồng chí, anh em láng giềng… ít ai biết được rằng “người anh em” này đã từng bước “ăn thịt” chúng ta như thế nào, xin trích tư liệu từ blog của những người quan tâm dự án Bô-xít ở Tây Nguyên

1. Từ xâm canh, xâm cư đến chiếm đất
Khu vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ điển hình. Khu vực này được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc rỗ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam: đường biên giới lịch sử tại đây đi qua một dãy núi cao, chỉ rõ làng Trình Tường và vùng xung quanh là lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người Trung quốc sang quá canh ở Trịnh Tường đều nộp thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trong Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc làm ăn ở Trịnh Tường, bằng cách cung cấp cho họ nhiều tem phiếu mua đường vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang – Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến vùng lãnh thổ Việt nam dài 6km, sâu 1,3km thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc, thành lãnh thổ Trung Quốc. Từ đó họ đuổi những người Việt Nam từ nhiều đời nay sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vuwcjnayf, đơn phương sửa lại đường biến giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam… Trình Tường không phải là trường hợp đơn lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự, như ở xã Thanh Loa huyện Cao Lộc (mốc 25,26,27) ở Lạng Sơn, Khảm Khau (mốc 17-19) ở Cao Bằng, Tà Lủng, Làn Phù Phìn ở Hà Tuyên…
2. Lợi dung xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới về phía Việt Nam.
Tại khu vực Hữu Nghị quan: .. họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Vĩnh Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, dài 3,1km và vào sâu đất Việt Nam 0,5km.
3. Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang Việt Nam.
Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20 tháng 2 năm 1976, phí Trung Quốc đã huy động 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập rthanhf hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.
Các thị trấn Ái Điểm (đối diện với Chi Ma, Lạng Sơn), Bình Mãng (đối diện với Sóc Giang, Cao Bằng) vốn đã nằm sát các mốc 43 và 114, lại ngày càng được phía Trung Quốc mở rộng ra lấn sang đất Việt Nam từ hàng chục đến hàng trăm mét với công trình nhà cửa, trường học, khu phố..
4. Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc
Khu vực Phia Un (mốc 94-95) thuộc huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng là điển hình cho kiểu lấn chiếm này. Tại đây, mới đầu phía Trung Quốc mượn con đường mòn rồi tự ý mở rộng mặt đường để ô tô đi lại được vào khu vực mỏ của Trung Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập bản làng mới. Dựa vào “thực tế” đó, từ năm 1956 họ không thừa nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh núi Phia Un mà đòi biên giới phải chạy xa về phía nam con đường, sâu vào đất Việt nam hơn 500m. Lý lẽ của họ là nếu không phải đất của Trung Quốc sao họ có thể làm đường ô tô, đặt đường điện thoại được… Nguyên nhân chủ yếu của việc họ lấn chiếm là vì khu vực Phia Un có mỏ măng gan.
5. Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc quốc giới để sửa đổi đường biên giới.
Ngay tại một số nơi mà vị trí mốc biên giới đặt đúng với đường biên giới lịch sử, họ cũng tìm cách xuyên tạc đường biên giới đã rõ ràng chạy giữa hai mốc như khu vực Kùm Mu-Kim Ngân-Mẫu Sơn (mốc 41,42,42) ở Lạng Sơn dài trên 9km, sâu vào đất Việt Nam 2,5km, diện tích gần 1.000hecta, khu vực Nà Pảng-Kéo Trình (mốc 29,30,31) ở Cao Bằng, dài 6,45km sâu vào đất Việt Nam 1,3km, diện tích gần 200hecta.
6. Làm đường biên giới lấn sang đất Việt Nam
Chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên giới họ đã lấn vào đất Việt nam tại hàng chục điểm, có điểm diện tích rộng 32hecta, sâu vào đất VieetjNam trên 1km như khu vực giữa mốc 63-65 thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng hay khu vực giữa mốc 1-2 Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4km, sâu vào đất Việt Nam 2km.
7. Lợi dụng việc vẽ Bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.
Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất của Trung Quốc./ Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực Bản Giốc (mốc 53) thoocj tỉnh Cao Bằng, noqwi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.
8. Dùng lực lượng vũ trang để uy hiếp và đóng chốt để chiếm đất
Ở khu vực giữa mốc 2-3 thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1967-1968 nhiều hộ người Mèo thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam Trung Quốc sang định cư ở đây. Phía Việt nam đã yêu cầu Trung Quốc đưa số dân đó trở về Trung Quốc, nhưng họ làm ngơ, lại tiếp tục tăng số dân lên 36 hộ gồm 152 người, vào vùng này thu thuế, phát phiếu vải cho dân, đặt tên cho xóm dân Mèo này là “Sìn Sài Thăng”, tên của một bản Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 3km. Mặc dù phía Việt Nam nhiều lần kháng nghị họ vẫn không rút số dân đó đi, trái lại, đầu năm 1976 còn đưa lực lượng vũ trang vào đóng chốt, chiếm giữ. Nay họ đã lập thêm đường dây điện thoại, loa phóng thanh, dựng trường học, tổ chức đội sản xuất, coi là lãnh thổ Trung Quốc.