Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Hacker và ranh giới đen trắng mỏng manh

Ảnh: Gameshout.

Nếu như hacker thời 1950-1960 là lập trình viên hợp pháp luôn khai thác lỗi để cải thiện hệ thống máy tính ì ạch, thì giờ đây bản chất của danh từ này đã thay đổi rất nhiều. Nhiều người đã lợi dụng lỗ hổng bảo mật để ăn cắp thông tin và thực hiện ý đồ xấu xa khác.
> Lịch sử ra đời và các khái niệm hacker

Nhằm bảo vệ và đi theo đường hướng của các lập trình viên tài năng và trong sáng của thời kỳ đầu của lịch sử hacker, một số đã thành lập hội "Mũ trắng", đồng thời đưa ra nguyên tắc hành xử chuẩn mực, trong đó yêu cầu từng thành viên:

- Không khai thác lỗ hổng bảo mật để ăn cắp thông tin, phá hoại hay làm biến dạng cơ sở dữ liệu đó.

- Thông báo cho người điều hành hệ thống mạng máy tính (thường gọi là admin) bằng các hình thức gửi thông điệp như e-mail, gọi điện thoại, dùng tin nhắn nhanh... về việc hệ thống đã bị xâm nhập như thế nào và kỹ thuật vá lỗ hổng bảo mật đó (nếu có thể). Hacker "mũ trắng" phải làm điều này vì mục đích phi lợi nhuận.
Tâm sự của một hacker đã giải nghệ

Tuy nhiên, các hành vi của mỗi cá nhân hacker đều chứa đựng sự phức tạp riêng. Có thể hôm nay họ tấn công một trang web hổng và báo cho người quản trị nhưng ngày mai, khi thấy việc ăn cắp thông tin và mật khẩu quá dễ dàng, họ sẽ "thử" một lần và có thể tái diễn nhiều lần nữa. Cái gọi là chuẩn mực hành xử ở đây tùy thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết pháp luật và bản lĩnh của từng người.

Một số hacker còn ôm mộng gây "thanh thế" với các công ty lớn về trình độ IT của mình để tìm kiếm việc làm tại đó. Sự thật là không ít người đã được Microsoft hay các chính phủ nhận vào làm tư vấn viên bảo mật. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà tuyển dụng với con mắt nhìn người sắc sảo sẽ nhận ra ai có tài năng và đạo đức thực sự để hợp tác, còn những đối tượng có bản chất phá phách tất nhiên sẽ không lọt vào "mắt xanh" của họ. Bản thân hãng phần mềm số một thế giới không ít lần treo giải hàng trăm nghìn USD để bắt tội phạm tin học và đưa chúng ra pháp luật.

Nhưng đối với người trẻ tuổi và chưa đủ vốn sống, những trường hợp hacker có được việc làm tốt sau khi tấn công hệ thống lại trở thành một tiền lệ để họ đi theo mà không hiểu bản chất vấn đề. Ví dụ, theo hãng tin AP, trường hợp cậu thanh niên 17 tuổi có biệt danh J41ber tấn công website chính phủ Venezuela hôm 30 và 31/12/2006 vừa qua, cũng nằm trong số này. Cậu ta lớn lên ở một miền quê nghèo phía tây bang Carabobo và hy vọng mình sẽ kiếm được việc làm bằng cách tấn công 23 trang web, trong đó có site của văn phòng Phó tổng thống và Cục cảnh sát điều tra. Nhưng cảnh sát đã phát hiện ra hacker này có động cơ không trong sáng, từng thâm nhập bất hợp pháp và phá hoại hệ thống máy tính của chính phủ. Dù không phải nhận án phạt quá nghiêm khắc vì vẫn đang ở độ tuổi vị thành niên, J41ber đã đánh mất đi nhiều cơ hội tương lai của mình.

Không có nhận xét nào: